Nhằm quản lý trật tự an toàn giao thông hiện nay, nhà nước giao nhiệm vụ cho lực lượng cảnh sát giao thông trên địa bàn quyền giám sát, xử lý các hành vi vi phạm an toàn giao thông đường bộ. Trong quá trình làm nhiệm vụ, cảnh sát có quyền sử dụng các phương tiện, thiết bị kĩ thuật hỗ trợ để nâng cao hiệu quả công việc. Nhiều độc giả băn khoăn không biết liệu theo quy định hiện nay, Cảnh sát giao thông có được quay phim người vi phạm hay không? Nguyên tắc quản lý và sử dụng các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của cảnh sát giao thông được quy định thế nào? Các phương tiện cảnh sát giao thông được phép sử dụng để phát hiện hành vi vi phạm gồm những phương tiện gì? Sau đây, Luật sư giao thông sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư số 58/2020/TT-BCA
Nguyên tắc quản lý và sử dụng các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của cảnh sát giao thông
Theo quy định tại Điều 64 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi phạm hành chính thì cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng và quy định danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Tôn trọng quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, bí mật đời tư của công dân, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức;
- Tuân thủ đúng quy trình, quy tắc về sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;
- Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được ghi nhận bằng văn bản và chỉ được sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính;
- Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Các phương tiện cảnh sát giao thông được phép sử dụng để phát hiện hành vi vi phạm
Để kiểm tra và phát hiện ra các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ thì cơ quan, cá nhân có thẩm quyền cần phải sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để hỗ trợ. Theo đó, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ dùng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định cụ thể tại Danh mục 1 được ban hành kèm theo Nghị định số 135/2021/NĐ-CP. cụ thể các phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng bao gồm:
– Phương tiện đo độ dài.
– Cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới.
– Phương tiện đo tốc độ phương tiện giao thông có ghi hình ảnh.
– Phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở.
– Thiết bị ghi âm và ghi hình.
– Phương tiện đo khoảng cách giữa hai phương tiện giao thông đang chạy.
– Phương tiện đo định vị bằng vệ tinh.
– Thiết bị đo, thử chất ma túy.
– Thiết bị ghi đo bức xạ.
– Thiết bị đánh dấu hóa chất.
– Phương tiện đo áp suất khí nén.
– Thiết bị đo hiệu quả phanh xe cơ giới.
– Phương tiện đo độ ồn.
– Thiết bị đo âm lượng.
– Phương tiện đo nồng độ khí thải.
– Phương tiện đo độ khói.
– Thiết bị đo cường độ ánh sáng.
– Thiết bị đo độ rơ góc của vô lăng lái xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
– Thiết bị phát hiện giấy tờ, tài liệu giả.
– Thiết bị trích xuất dữ liệu thông tin từ thiết bị giám sát hành trình.
– Thiết bị trích xuất dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô kinh doanh vận tải.
– Hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông; hệ thống camera giám sát an ninh, trật tự, điều hành giao thông.
– Bộ máy quét hiện trường.
– Máy vi tính, máy tính bảng lưu trữ kết quả thu thập được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
Như vậy, để có thể phát hiện người vi phạm trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ thì cảnh sát giao thông khi được giao quyền quản lý và sử dụng thì cảnh sát giao thông được quyền sử dụng các phương tiện kỹ thuật trên để phát hiện ra người vi phạm giao thông đường bộ.
Cảnh sát giao thông có được quay phim người vi phạm hay không?
Theo phân tích tại mục 1 của bài viết này thì cảnh sát giao thông khi làm nghiệp vụ, để phát hiện ra được hành vi vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ thì có thể sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 7 Thông tư số 06/2017/TT-BGTVT cũng đã quy định cụ thể về thiết bị ghi hình khi chụp ảnh trên thực tế phải bảo đảm hình ảnh được ghi lại có hiển thị thời gian cụ thể từng ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây và địa điểm chụp hình. Trong trường hợp thiết bị được sử dụng để ghi hình phục vụ cho việc phát hiện vi phạm giao thông không có chức năng xác định địa điểm thì trong phiếu xác nhận kết quả thiết bị phải ghi rõ địa điểm ghi hình.
Theo đó, cảnh sát giao thông khi ghi hình người vi phạm giao thông phải đảm bảo việc sử dụng đúng thiết bị ghi hình theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu người cảnh sát giao thông không sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình theo quy định mà sử dụng điện thoại, máy ảnh cá nhân để quay phim, chụp hình người vi phạm giao thông để làm căn cứ xử phạt vi phạm hành chính về an toàn giao thông đường bộ là hành vi sai phạm.
Thêm vào đó, tại khoản 6 Điều 3 Nghị định số 165/2013/NĐ-CP thì việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ không bảo đảm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định hoặc chưa được kiểm định, hiệu chuẩn hay thử nghiệm theo quy định của pháp luật hiện hành là một trong những hành vi bị nghiêm cấm thực hiện.
Như vậy, cảnh sát giao thông chỉ được phép sử dụng hình ảnh, video thu được từ thiết bị ghi âm, ghi hình theo quy định của pháp luật hiện hành, theo quy định của Chính phủ và Bộ giao thông vận tải. Nếu sử dụng thiết bị, phương tiện không đúng theo quy định, cụ thể là sử dụng máy ảnh, điện thoại cá nhân để quay phim người vi phạm thì được xác định là hành vi vi phạm quy định pháp luật.
Quyền giám sát của người dân khi cảnh sát giao thông làm việc
Nhân dân được giám sát Công an nhân dân thông qua 05 hình thức giám sát gồm:
- Thông qua các thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng;
- Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật;
- Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ;
- Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
- Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp.
Như vậy, người dân được phép “ghi âm”, “ghi hình” cảnh sát giao thông nhưng phải đảm bảo đủ 03 điều kiện:
- Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ;
- Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
- Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan…
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Cảnh sát giao thông có được quay phim người vi phạm”. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp được những thông tin hữu ích cho quý độc giả.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 11 Thông tư 67/2019/TT-BCA, các hình thức giám sát của nhân dân đối với chiến sỹ CSGT bao gồm:
– Thông qua các thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng.
– Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật.
– Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ.
– Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
– Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp.
Như vậy, người dân có thể quay phim chụp hình CSGT khi bị dừng xe kiểm tra.
Theo khoản 5 Điều 11 Thông tư 67/2019/TT-BCA, khi người dân quay phim, chụp hình CSGT khi bị dừng xe kiểm tra cần lưu ý các vấn đề sau:
– Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ.
– Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông).
Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là nơi được giới hạn bằng cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng để cán bộ, chiến sỹ thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và an ninh, trật tự. Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
– Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
Theo khoản 1, Điều 7, Luật Khiếu nại 2011 thì khi có căn cứ khi bị ngăn cản quyền giám sát của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã có hành vi hành chính;
Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại lần 2 đến thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.
Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày biết được hành vi hành chính theo quy định tại Điều 9, Luật Khiếu nại 2011.