Dễ thấy có nhiều xe bán tải lưu thông trên đường vận chuyển, chở hàng hóa, đồ dùng quá khổ gây mất an toàn khi tham gia giao thông. Do đo, pháp luật quy định xử phạt hành vi chở quá khổ với mức xử phạt tương đối cao để răn đe. Người điều khiển phương tiện cần nắm được quy định này để tránh xảy ra vi phạm. Vậy, Xe bán tải chở quá khổ phạt bao nhiêu tiền? Hãy cùng Luật sư giao thông tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 46/2015/TT-BGTVT
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
- Nghị định 123/2021/NĐ-PC
Xe chở quá khổ là gì?
Theo Điều 9 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định xe chở quá khổ giới hạn là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có 1 trong các kích thước bao ngoài kể cả hàng hóa được xếp trên xe (nếu có) vượt quá kích thước tối đa pháp luật cho phép của các phương tiện khi tham gia giao thông trên đường bộ, cụ thể như sau:
– Chiều dài > 20 mét hoặc > 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe;
– Chiều rộng > 2,5 mét;
– Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên > 4,2 mét (trừ xe chở container).
Đối với xe máy chuyên dùng có kích thước bao ngoài xe vượt quá kích thước tối đa pháp luật cho phép như quy định trên khi tham gia giao thông đường bộ được coi là xe quá khổ giới hạn.
Tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện giao thông, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện chỉ được lưu hành xe chở quá khổ giới hạn trên đường bộ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
– Có Giấy phép lưu hành xe quá khổ giới hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
– Tuân thủ các quy định được ghi tại Giấy phép lưu hành xe.
Các hành vi chở quá khổ được giới hạn khác đều sẽ bị xử phạt.
Xe bán tải được phép chở quá khổ bao nhiêu phần trăm?
Theo quy định thì xe bán tải phải chở khổ đến % nhất định theo quy định sẽ bị xử phạt Theo đó, nếu như không chở quá khổ đến % được quy định sẽ không bị xử phạt. Căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng), trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng;“
Theo đó, xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa được phép chở hàng hóa quá tải từ 10% trở xuống còn riêng loại xe xi téc chở chất lỏng thì được phép chở hàng hóa quá tải từ 20% trở xuống.
Xe bán tải chở quá khổ phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật đã quy định cụ thể về mức xử phạt đối với xe bán tải chở quá khổ. Do đó, người điều khiển phương tiện cần nắm được mức phạt để tránh vi phạm cũng như nắm được cụ thể mức xử phạt đối với hành vi của mình là bao nhiêu. Mức xử phạt đối với xe bán tải chở hàng quá khổ được quy định tại Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-PC như sau:
“Điều 33. Xử phạt người điều khiển xe bánh xích; xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường (kể cả xe ô tô chở hành khách)
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định trong Giấy phép lưu hành, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 3; điểm b, điểm c khoản 4 Điều này.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 10% đến 20%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.
3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu, đường ghi trong Giấy phép lưu hành;
b) Điều khiển xe bánh xích tham gia giao thông không có Giấy phép lưu hành hoặc có Giấy phép lưu hành nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định hoặc lưu thông trực tiếp trên đường mà không thực hiện biện pháp bảo vệ đường theo quy định;
c) Điều khiển xe vượt quá khổ giới hạn của cầu, đường hoặc chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu, đường tham gia giao thông, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.
4. Phạt tiền từ 13.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 20% đến 50%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng;
b) Điều khiển xe có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe nếu có) vượt quá quy định trong Giấy phép lưu hành;
c) Điều khiển xe có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng đi không đúng tuyến đường quy định trong Giấy phép lưu hành.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 50%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng;
b) Không chấp hành việc kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe khi có tín hiệu, hiệu lệnh yêu cầu kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe; chuyển tải hoặc dùng các thủ đoạn khác để trốn tránh việc phát hiện xe chở quá tải, quá khổ.
6. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 4 Điều này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 5 Điều này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 03 tháng đến 05 tháng.
7. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này nếu gây hư hại cầu, đường còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.”.
Như vậy, căn cứ quy định trên, khi phương tiện vượt quá trọng tải cầu, đường thì có thể bị phạt tiền cao nhất là 50.000.000 đồng, tước Giấy phép lái xe lâu nhất là 05 tháng. Bên cạnh đó có thể còn phải khắc phục hậu quả và phải khôi phục lại tình trạng trước khi vi phạm.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Xe bán tải chở quá khổ phạt bao nhiêu tiền năm 2023?” hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan đến vấn đề pháp lý.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điều 20 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ như sau:
“Điều 20. Xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ
1. Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn, không để rơi vãi dọc đường, không kéo lê hàng hóa trên mặt đường và không cản trở việc điều khiển xe.
2. Khi xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau xe thì ban ngày phải có cờ báo hiệu màu đỏ, ban đêm hoặc khi trời tối phải có đèn đỏ báo hiệu.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ.”
Như vậy, để vận chuyển hàng hóa trên đường thì người lái xe cần phải sắp xếp hàng hóa gọn gàng, chằng buộc chắc chắn, không để rơi vãi dọc đường, không kéo lê hàng hóa trên mặt đường và không cản trở việc điều khiển xe. Khi xếp hàng hóa mà vượt phía trước và phía sau xe thì ban ngày phải có cờ báo hiệu màu đỏ, vào ban đêm hoặc khi trời tối phải có đèn đỏ báo hiệu.
Căn cứ Điều 5 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về khổ giới hạn của đường bộ như sau:
– Khổ giới hạn của đường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe, kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.
– Khổ giới hạn về chiều cao của đường bộ là:
+ 4,75 mét đối với đường cao tốc, đường cấp I, II, III;
+ 4,5 mét đối với đường cấp IV trở xuống.
– Khổ giới hạn về chiều rộng của đường bộ là giới hạn chiều rộng làn xe, phụ thuộc vào cấp kỹ thuật của đường bộ và địa hình xây dựng tuyến đường.