Bật xi nhan trước khi rẽ bao nhiêu mét để không bị phạt?

Thông tin tác giả | Tham khảo

Trong khi chuyển hướng, người điều khiển phương tiện giao thông, người đi xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp phải đi trên phần đường chỉ cho riêng họ, nhường đường cho những xe đi ngược chiều và khi bật xi nhan chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hay nguy hiểm cho người và phương tiện khác. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư giao thông để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Bật xi nhan trước khi rẽ bao nhiêu mét để không bị phạt?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Giao thông đường bộ 2008
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Những trường hợp bắt buộc phải bật xi nhan

Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định các trường hợp lái xe bắt buộc phải bật xi nhan, bao gồm:

– Khi chuyển hướng xe: Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ (Điều 15).

– Khi chuyển làn đường: Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường; người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường; và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn (Điều 13).

– Khi vượt xe: Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước; không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt; xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải (Điều 14).

Như vậy, khi chuyển hướng xe, chuyển làn đường, vượt xe, người điều khiển phương tiện bắt buộc phải bật xi nhan. Riêng với ô tô, trường hợp lùi xe, dừng xe, đỗ xe cũng là những trường hợp bắt buộc phải bật xi nhan (Điều 16, Điều 18).

Trường hợp bật xi nhan chậm, tức đang chuyển hướng xe hoặc chuyển làn đường được một đoạn rồi mới bật, người điều khiển phương tiện vẫn có thể bị phạt như trường hợp không bật.

Bật xi nhan trước khi rẽ bao nhiêu mét để không bị phạt?

Bật xi nhan trước khi rẽ bao nhiêu mét để không bị phạt?
Bật xi nhan trước khi rẽ bao nhiêu mét để không bị phạt?

Hiện nay trong các quy định khác của luật không có ghi rõ ràng khoảng cách cần bật trước đèn xi nhan cụ thể là bao nhiêu. Tuy nhiên, người điều khiển phương tiện có thể căn cứ theo giáo trình đào tạo lái xe ô tô thì tín hiệu báo trước hướng rẽ nên bật trước với khoảng cách 30 mét sẽ đảm bảo an toàn nhất. Với xe máy, khoảng cách nên giao động từ 10-15 mét.

Nếu người tham gia giao thông bật đèn xi nhan với khoảng cách lớn hơn; mặc dù không phạm luật nhưng sẽ gây cản trở cho những người khác trên đường. Nếu bật xi nhan ở khoảng cách ngắn hơn, đột ngột thì những người điều khiển phương tiện xung quanh sẽ không kịp nhường đường cho xe của bạn.

Vì vậy, đặc biệt khi tham gia điều khiển xe máy, ô tô trong thành phố, những nơi có mật độ dân cư đông đúc, người lái xe nên đảm bảo bật đèn xi nhan khi có ý định chuyển hướng trước khoảng 30 mét là hợp lý.

Đồng thời, để đảm bảo không bị phạt oan, bạn cần bật đèn xi nhan khi qua hết đường rẽ mới được tắt. Nếu tắt đèn quá sớm, người điều khiển xe cũng vi phạm Luật giao thông đường bộ và bị tính luôn vào lỗi không có tín hiệu báo trước. Lưu ý là phải bật đúng đèn theo hướng rẽ, đừng bật bên trái mà rẽ bên phải hoặc ngược lại.

Mức xử phạt trường hợp không bật đèn báo rẽ

Căn cứ quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, mức xử phạt khi bật xi nhan sai quy định như sau:

Đối với xe ô tô

  • Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước: Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng;
  • Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức): Phạt tiền từ 800.000 đồng – 1.000.000 đồng;
  • Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc: Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng, tước Bằng lái xe từ 01 – 03 tháng.

Đối với xe máy

– Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng

– Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức): Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng.

Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng

Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Bật xi nhan trước khi rẽ bao nhiêu mét để không bị phạt?” hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Công dụng của đèn xi nhan là gì?

Đèn xi-nhan là một thành phần rất quan trọng trên xe máy cũng như xe ô tô. Công dụng chính của đèn xi-nhan hay còn gọi là đèn báo rẽ; là để báo hiệu cho các phương tiện cùng tham gia lưu thông biết được chúng ta chuẩn bị rẽ hướng. Ngoài ra thì đèn xi-nhan còn được sử dụng trong trường hợp xin vượt; chuyển làn; cảnh báo nguy hiểm… Việc sử dụng đèn xi-nhan đúng cách không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho bản thân người lái xe; mà còn hạn chế va chạm với những người lưu thông cùng.

Quy định về chuyển làn đường?

Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 13 Luật Giao thông đường bộ 2008 về sử dụng làn đường, theo đó:
“ Điều 13. Sử dụng làn đường
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.”
Như vậy, tại khoản 1 Điều trên đã quy định rằng khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện chỉ được chuyển làn ở những nơi cho phép và việc chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

4.9/5 - (34 votes)

Bài viết này có giúp ích cho bạn?

Registration confirmation will be emailed to you.