Vào những giờ cao điểm, mật độ phương tiện của từng tuyến đường cao do đó dẫn đến ùn tắc giao thông. Để ngăn chặn việc này, cơ quan chức năng có quy định hạn chế, cấm một số phương tiện lưu thông hoặc cấm các phương tiện theo giờ. Do đó, những hành vi điều khiển phương tiện đi vào đường cấm sẽ bị xử phạt. Để biết đi vào đường cấm phạt bao nhiêu tiền? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư giao thông nhé.
Đường cấm là gì?
Để hạn chế ùn tắc giao thông, bảo đảm an toàn giao thông hay hạn chế các xe có trọng tải tải lởn đi qua thì tại một số con đường sẽ để biển cấm các phương tiện hoặc cấm một số phương tiện theo giờ. Do đó, khi điều khiển phươn tiện lưu thông trên đường cần chú ý không đi vào đường cấm. Vậy, đường cấm được quy định là gì? Hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.
Theo Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định thì đường cấm là tuyến đường không cho phép một, một số hoặc toàn bộ các loại phương tiện tham gia lưu thông. Người điều khiển phương tiện đi vào đường cấm sẽ bị phạt vi phạm hành chính, tùy vào từng trường hợp sẽ có mức xử phạt khác nhau.
Đường cấm hiện nay được chia làm hai loại, bao gồm đường cấm theo giờ và đường cấm theo phương tiện.
Đi vào đường cấm phạt bao nhiêu tiền?
Bởi hành vi điều khiển phương tiện giao thông bị cấm đi vào các con đường cấm là hành vi vi phạm luật giao thông. Do đó, hành vi đi vào đường cấm sẽ bị xử phạt tùy vào phương tiện điều khiển. Để biết mức phạt lỗi điều khiển phương tiện đi vào đường cấm đối với phương tiện của mình là bao nhiêu? Hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.
*Đối với xe ô tô:
Theo điểm b khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/NĐ-CP, phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng đối với người điển khiển xe ô tô đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu cấm xe ô tô trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5, điểm a khoản 8 Điều 5 và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
Ngoài ra, hành vi này còn bị tước giấy phép lái xe từ 01-03 tháng (điểm b khoản 11).
Đối với xe máy:
Theo điểm i khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/NĐ-CP, phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với người điều khiển xe máy đi vào khu vực cấm hoặc đường có biển báo cấm xe máy. Trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 6 và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
Ngoài ra, có thể bị tước giấy phép lái xe từ 01-03 tháng (điểm b khoản 10 Điều 6).
Đối với xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện
Tại điểm c khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 200.000-300.000 đồng đối với người điển khiển xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện đi vào khu vực cấm, đường có biển báo cấm xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện.
Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng
Theo điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 400.000-600.000 đồng đối với người điều khiển đi vào khu vực cấm, đường có biển báo cấm máy kéo, xe máy chuyên dùng. Trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4; điểm a khoản 8 Điều 7 và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
Ngoài ra, hành vi này có thể bị tước Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01-03 tháng (điểm a khoản 10 Điều 7).
Mức phạt đối với xe đi vào đường cấm theo giờ
Theo quy định, đối với hành vi đi vào khu vực, đường có biển báo cấm phương tiện đang điều khiển theo giờ sẽ bị xử phạt như lỗi đi vào đường cấm, khu vực cấm.
Theo Điều 27 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định trong trường hợp cần thiết cấm theo thời gian dưới biển cấm sẽ được đặt thêm biển phụ số S.508, có thể viết thêm chú thích bằng tiếng Việt và phụ đề tiếng Anh trong biển này (nếu khu vực đó có nhiều người nước ngoài tham gia giao thông hoặc tuyến đường đối ngoại).
Lưu ý: Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định lỗi đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” thành lỗi riêng và có mức xử phạt lớn hơn.
Cách nhận diện các biển báo hiệu đường cấm
Để tránh bị xử phạt lỗi đi vào đường cấm thì mỗi người điều khiển phương tiện giao thông cần nắm được cách nhận diện các biển báo hiệu đường cấm. Để có thể nhận diện các biển báo hiệu đường cấm một cách dễ dàng, hãy tham khảo nội dung dưới đây nhé.
Tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT quy định các loại biển báo đường cấm, đường cấm đối với phương tiện.
Theo đó, biển báo đường cấm là biển báo giao thông báo đường cấm đối với tất cả các loại phương tiện (cơ giới và thô sơ) đi lại trên cả hai hướng, trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
Số hiệu biển báo: P.101. Biển đường cấm là biển báo giao thông hình tròn, nền trắng, viền màu đỏ.
Với biển báo cấm từng loại phương tiện sẽ vẽ hình của phương tiện đó bên trong và gạch chéo.
Để báo đường cấm nhiều loại phương tiện, kết hợp đặt các ký hiệu phương tiện bị cấm trên một biển theo quy định như sau:
– Các loại phương tiện cơ giới kết hợp trên một biển (ví dụ như biển số 105 và biển số 107);
– Các loại phương tiện thô sơ kết hợp trên một biển (biển số 113 có thể kết hợp với biển số 114);
Đối với biển cấm theo giờ, thì phải đặt biển phụ 508 dưới biển cấm có thể viết thêm chú thích bằng tiếng Việt và phụ đề tiếng Anh trong biển này (nếu khu vực đó có nhiều người nước ngoài tham gia giao thông hoặc tuyến tham gia theo điều ước quốc tế).
Như vậy, để cấm một số phương tiện giao thông thì biển báo được thiết kế như quy định trên.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Năm 2023 đi vào đường cấm phạt bao nhiêu tiền?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư giao thông với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức phạt lỗi vi phạm cấm rẽ phải đối với từng loại phương tiện như sau:
– Đối với người điều khiển xe ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô:
Mức phạt lỗi vi phạm cấm rẽ phải/rẽ trái là từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
– Đối với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
Mức phạt lỗi vi phạm cấm rẽ phải/rẽ trái là từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
– Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng:
Mức phạt lỗi vi phạm cấm rẽ phải/rẽ trái là 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Trường hợp xe tải có nhu cầu vào tuyến phố có biển báo cấm phải xin phép và được cảnh sát giao thông, Sở Giao thông vận tải cấp phép.
Thủ tục xin cấp giấy phép đi vào đường cấm phải có đơn của chủ xe hoặc người lái xe (kèm theo hồ sơ) gửi đến Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ của công an tỉnh. Trong đơn phải ghi rõ tên chủ xe, số đăng ký xe, loại xe, đi vào đường nào, phố nào thuộc phường hoặc quận nào, vì lý do gì, đi vào ngày nào, thời gian nào trong ngày…
Trường hợp không thực hiện đúng quy định sẽ bị xử phạt theo quy định.