Giá đền bù đất trồng lúa khi thu hồi năm 2023 là bao nhiêu?

Thông tin tác giả | Tham khảo

Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc về quy định pháp luật đất đai mong muốn được luật sư hỗ trợ giải đáp. Cụ thể là tôi có một thửa đất trồng lúa tại ngoại thành Hà Nội, với diện tích khoảng 200m2, nay do chính sách mở rộng đường quốc lộ nên phần đất này của gia đình tôi bị thu hồi. Tôi thắc mắc rằng trong trường hợp này gia đình tôi có được đền bù hay cần đáp ứng điều kiện gì để được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp? Và giá đề bù đất trồng lúa khi thu hồi hiện nay là bao nhiêu? Mong được luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư Giao thông. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai 2013

Đất trồng lúa là gì?

Đất trồng lúa là một loại hình đất thích hợp cho việc trồng và sản xuất các loại cây lúa nước. Đất trồng lúa được chia thành 2 hình thái khác nhau gồm:

– Đất chuyên trồng lúa nước: Loại đất này có thể trồng được từ hai vụ lúa nước trong một năm theo quy định của khoản 2 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.

– Đất trồng lúa khác: là đất dùng để trồng các loại cây lúa khác và đất trồng lúa nương đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.

Đất trồng lúa có phải đất nông nghiệp hay không?

Đất trồng lúa là đất nông nghiệp được sử dụng chuyên dùng để trồng lúa hay còn thường được gọi là đất ruộng.

Ký hiệu đất chuyên trồng lúa nước: LUC

Ký hiệu đất trồng lúa nước còn lại: LUK

Ký hiệu đất trồng lúa nương: LUN

Điều kiện được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp là gì?

Căn cứ vào Điều 75 Luật Đất đai 2013 quy định về các điều kiện để được đền bù bồi thường về đất khi người sử dụng đất bị thu hồi như sau:

– Người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân:

+ Đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm;

+ Thửa đất đã có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà chưa được cấp;

– Nếu người sử dụng đất là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam được đền bù về đất khi bị thu hồi trong trường hợp đã có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà chưa được cấp;

– Người sử dụng đất là cộng đồng dân cư hoặc cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng: thửa đất không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê, đồng thời, phải có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà chưa được cấp;

– Người sử dụng đất là người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà diện tích đất sử dụng thuộc trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mà diện tích đất này có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà chưa được cấp;

Giá đền bù đất trồng lúa khi thu hồi năm 2023 là bao nhiêu?
Giá đền bù đất trồng lúa khi thu hồi năm 2023 là bao nhiêu?

– Người sử dụng đất là tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và đã có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà chưa được cấp;

– Người sử dụng đất là tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà chưa được cấp cũng là đối tượng được đền bù bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi;

– Người sử dụng đất là tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà các đối tượng này được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê hoặc cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và đã có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà chưa được cấp.

Giá đề bù đất trồng lúa khi thu hồi năm 2023 là bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 74 của Luật đất đai năm 2013 quy định về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất như sau:

“2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.”

Ngoài ra, còn có thể yêu cầu bồi thường các thiệt hại do hoa màu chưa được thu hoạch phải di chuyển, trồng lại theo Điều 90 của luật đất đai năm 2013 như sau:

“2. Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:

c) Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại;”

Tiếp theo là việc Bồi thường chi phí hợp lý đầu tư vào đất còn lại theo Điều 10 của quyết định Số: 23/2014/QĐ-UBND như sau:

“Các trường hợp được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại khoản 1 Điều 76 Luật Đất đai mà không có hồ sơ, chứng từ chứng minh các khoản chi phí đã đầu tư vào đất còn lại (trừ trường hợp thu hồi đất công ích theo quy định tại Điều 20 bản quy định này) thì được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại theo mức sau:

a) Đối với đất nông nghiệp: 50.000 đồng/m2 đối với đất trồng lúa nước; 35.000 đồng/m2 đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản và 25.000 đồng/m2 đối với đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.

Mức bồi thường tối đa không vượt quá 250.000.000 đồng/chủ sử dụng đất.”

Tiếp theo là chi phí Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi bị Nhà nước thu hồi đất như sau:

“a) Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm quy định tại khoản 1, Điều 20 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP bằng 5 (năm) lần (đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân chưa được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng tiền một lần, giao đất dịch vụ, đất ở, bán căn hộ chung cư) và 3,5 (ba phẩy năm) lần (đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã được phê duyệt hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng tiền một lần, giao đất dịch vụ, đất ở, bán căn hộ chung cư) giá đất nông nghiệp cùng loại trong Bảng giá đất của UBND Thành phố đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi; diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương;

b) Ngoài chính sách hỗ trợ bằng tiền quy định tại điểm a khoản này, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp còn được hỗ trợ đào tạo nghề, tìm việc làm, vay vốn,… theo quy định hiện hành.”

Ngoài ra, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất có thể được hưởng mức hỗ trợ ổn định đời sống cho 01 nhân khẩu theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo/tháng theo giá do Sở Tài chính công bố hàng năm; chi trả 01 (một) lần khi thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ.

Căn cứ vào giá trị thực tế tại địa phương tương ứng với các khoản bồi thường nói trên, bạn có thể tính toán và kiểm tra xem mức bồi thường được đưa ra đã hợp lý chưa, nếu như bạn thấy mức bồi thường đó là không thỏa đáng, bạn cũng với những người được bồi thường khi bị thu hồi đất có thể làm đơn khiếu nại yêu cầu điều chỉnh mức bồi thường hợp lý cho tài sản mà người dân bị thu hồi.

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Giá đền bù đất trồng lúa khi thu hồi năm 2023 là bao nhiêu?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Câu hỏi thường gặp:

Nhà nước thu hồi nước khi nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai 2013, Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
– Thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
– Thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai;
– Thu hồi do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất?

Theo quy định tại Điều 66 Luật Đất đai 2013 thì thẩm quyền ra quyết định thu hồi bao gồm:
– UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (UBND cấp tỉnh)
– UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (UBND cấp huyện)
Lưu ý: Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện thì UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi.

Có được xây nhà trên đất lúa nước hay không?

Đất trồng lúa chỉ được sử dụng cho mục đích trồng lúa, nếu chưa chuyển mục đích sử dụng đất mà cố tình xây nhà trên đất đó là trái quy định của pháp luật.

4/5 - (1 vote)

Bài viết này có giúp ích cho bạn?

Registration confirmation will be emailed to you.