Ngày nay, học sinh đi xe máy đến trường ngày càng phổ biến. chính vì vậy có không ít trường hợp tai nạn giao thông xảy ra do học sinh gây ra. Khi tai nạn giao thông xảy ra, việc có thiệt hại xảy ra là không tránh khỏi. Nhiều người có thắc mắc rằng học sinh đi xe máy gây tai nạn có phải bồi thường không? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư giao thông nhé.
Bao nhiêu tuổi thì được đi xe máy?
Những năm gần đây, việc học sinh đi xe máy đi học ngày càng phổ biến. Tuy nhiên có những học sinh trung học cơ sở chỉ 13 – 14 tuổi đã bắt đầu đi xe máy đi học. Để đảm bảo an toàn giao thông, pháp luật đã quy định về độ tuổi được phép điều khiển xe máy tham gia thông. Do đó, trước khi cho học sinh đi xe máy đến trường, phụ huynh cần biết con mình có đủ độ tuổi để đi xe máy theo quy định hay không.
Căn cứ khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về độ tuổi, sức khỏe của người lái xe như sau:
– Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
+ Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
+ Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
+ Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
+ Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
+ Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
+ Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
Như vậy, học sinh đủ 16 tuổi trở lên sẽ được phép lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3, học sinh đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên.
Học sinh đi xe máy gây tai nạn có phải chịu trách nhiệm bồi thường không?
Trên thực tế cuộc sống hằng ngày, có không ít vụ tai nạn giao thông xảy ra do học sinh điều khiển xe máy. Do còn là lứa tuổi học sinh nên khi xảy ra tai nạn và phải bồi thường thiệt hại thì hầu hết học sinh đều không thể bồi thường. Vậy, học sinh đi xe máy gây tai nạn có phải chịu trách nhiệm bồi thường không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề qua nội dung sau nhé.
Tại Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:
“Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.”
Theo đó, học sinh chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với từng độ tuổi như sau:
– Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây ra thiệt hại thì phải tự bồi thường
– Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây ra thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình. Nếu không đủ thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu.
– Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại thì:
+ Nếu còn cha, mẹ thì cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại
+ Nếu gây thiệt hại trong thời gian trường học trực tiếp quản lý thì trường học phải bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên, nếu trường học có thể chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ phải bồi thường.
Như vậy, tùy từng độ tuổi thì học sinh sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường khác nhau.
Các khoản chi phí phải bồi thường khi học sinh gây tai nạn giao thông?
Khi tai nạn giao thông xảy ra, hầu hết đều với xâm hại đến sức khỏe thậm chí tính mạng của người bị tai nạn. Do đó, khi sức khỏe và tính mạng bị xâm phạm thì người gây ra thiệt hại phải bồi thường. Theo đó, khi học sinh gây tai nạn giao thông mà lỗi thuộc về học sinh thì học sinh sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường. Dưới đây là các khoản chi phí phải bồi thường khi học sinh gây tai nạn giao thông mà bạn có thể tham khảo.
Khi gây tai nạn giao thông thì phải bồi thường các khoản chi phí được quy định tại Điều 590, Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Gây thiệt hại về sức khỏe của người bị tai nạn giao thông
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị tai nạn trong thời gian điều trị
– Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị tai nạn phải gánh chịu.
Gây thiệt hại về tính mạng của người bị tai nạn giao thông
– Chi phí hợp lý cho việc mai táng
– Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt mạng do tai nạn giao thông có nghĩa vụ cấp dưỡng
– Một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị tai nạn
– Các chi phí khi sức khỏe bị thiệt hại.
Trên đây là những khoản chi phí có thể phải bồi thường khi học sinh gây tai nạn giao thông.
Thông tin liên hệ
Luật sư giao thông đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Học sinh đi xe máy gây tai nạn có phải chịu trách nhiệm bồi thường không?“. Hãy liên hệ cho chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự 2017) thì người vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác khi tham gia giao thông nếu thuộc một trong các trường hợp sau có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
…
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;“
Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 73 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
…
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.“
Như vậy, người dưới 16 tuổi đã đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, tội gây tai nạn chết người không nằm trong tội quy định nên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ theo điểm đ khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người nào giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển xe tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô.
Như vậy, cho mượn xe khi người mượn chưa đủ điều kiện điều khiển xe máy thì có thể bị phạt vi phạm hành chính từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng.