Tại một số tuyến đường tại các khu dân cư, khu trường học thường xuyên xảy ra tắc đường. Do đó, cơ quan chức năng có quy định cấm một số phương tiện theo giờ, đặc biệt là giờ cao điểm để hạn chế ùn tắc giao thông. Vì vậy, những phương tiện đi vào đường cấm vào những giờ cấm sẽ bị xử phạt theo quy định. Vậy, Lỗi đi vào đường cấm giờ phạt bao nhiêu tiền? Hãy cùng Luật sư giao thông tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Thế nào là đường cấm?
Đi vào đường cấm là hành vi vi phạm pháp luật, do mà các phương tiện tham gia giao thông cần tránh đi vào các con đường cấm. Vì vậy, để tránh bị xử phạt vi phạm do đi vào đường cấm thì trước hết người điều khiển phương tiẹn giao thông cần biết thế nào là đường cấm.
Đường cấm được hiểu là loại đường không cho phép một, một số hoặc toàn bộ các phương tiện đường bộ lưu thông. Nếu điều khiển phương tiện đi vào đường cấm thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Cách nhận biết biển báo đường cấm theo giờ
Biển đường cấm có thể hiểu là biển báo giao thông báo đường cấm một, một số hay tất cả các loại phương tiện (cơ giới và thô sơ) đi lại trên cả hai hướng, trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông cần chú ý quan sát các biển báo cấm có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen để nhận biết các biển báo đường cấm.
Theo Điều 27 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT thì trong trường hợp cần thiết cấm theo thời gian dưới biển cấm sẽ được đặt thêm biển phụ số S.508, có thể viết thêm chú thích bằng tiếng Việt và phụ đề tiếng Anh trong biển này (nếu khu vực đó có nhiều người nước ngoài tham gia giao thông hoặc tuyến đường đối ngoại).
Như vậy, biển báo đường cấm theo giờ có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen và dưới biển cấm sẽ được đặt thêm biển phụ số S.508.
Lỗi đi vào đường cấm giờ phạt bao nhiêu tiền?
Đối với xe đi vào khu vực, đường có biển báo cấm phương tiện đang điều khiển theo giờ thì bị xử phạt như lỗi đi vào đường cấm, khu vực cấm. Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định lỗi đi vào đường cấm giờ sẽ bị xử phạt hành chính tùy thuộc từng phương tiện.
Đối với xe ô tô
Xe ô tô đi vào đường cấm, khu vực có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển sẽ bị phạt hành chính từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng.
Ngoài ra, còn bị tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng (theo điểm b khoản 4 và điểm b khoản 11 Điều 5).
Tuy nhiên, các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định sẽ không bị xử phạt nếu đi vào đường cấm.
Đối với xe máy
Xe máy bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng với lỗi đi vào đường cấm, khu vực có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển.
Ngoài ra, còn bị tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng (Theo điểm i khoản 3 và điểm b khoản 10 Điều 6).
Ngoại trừ các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
Đối với xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện
Xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện chịu mức phạt tiền từ 200.000 – 300.000 đồng nếu mắc lỗi đi vào đường cấm, khu vực có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều” (Theo điểm c khoản 3 Điều 8).
Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng
Theo điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xe máy kéo, xe máy chuyên dụng chịu mức phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng với lỗi đi vào đường cấm, khu vực có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển. Trường hợp ngoại trừ là xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
Nếu vi phạm lỗi đi vào đường cấm, người điều khiển còn bị tước Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1 – 3 tháng.
Như vậy, đối với trường hợp đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, tùy từng phương tiện mà người vi phạm phải chịu các mức phạt khác nhau theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Bạn có thể dễ dàng theo dõi mức xử phạt qua bảng dưới đây:
Stt | Phương tiện | Mức phạt | Căn cứ |
1 | Ô tô | 01 – 02 triệu đồng Tước GPLX 01 – 03 tháng | Điểm b khoản 4, điểm b khoản 11 Điều 5 |
2 | Xe máy | 400.000 – 600.000 đồng Tước GPLX 01 – 03 tháng | Điểm i khoản 3, điểm b khoản 10 Điều 6 |
3 | Máy kéo, xe máy chuyên dùng | 400.000 – 600.000 đồng Tước GPLX 01 – 03 tháng | Điểm b khoản 3, điểm a khoản 10 Điều 7 |
4 | Xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện | 200.000 – 300.000 đồng | Điểm c khoản 3 Điều 8 |
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Lỗi đi vào đường cấm giờ phạt bao nhiêu tiền năm 2023?” đã được Luật sư giao thông giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Câu hỏi thường gặp
Theo điểm a khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm d khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định thì dừng xe ô tô bất ngờ trên đường cấm dừng làm xe phía sau bị tai nạn sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
…
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;“
Như vậy, dừng xe ô tô bất ngờ trên đường cấm dừng làm xe phía sau bị tai nạn sẽ bị xử phạt lên đến 12.000.000 đồng.
Căn cứ Điều 2 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng xử phạt vi phạm giao thông như sau:
– Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
+ Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
+ Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;
+ Đơn vị sự nghiệp;
+ Cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam;
+ Tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
+ Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
+ Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Tổ hợp tác (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP);
+ Các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Hộ kinh doanh, hộ gia đình, thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.