Luật bồi thường tai nạn giao thông chết người năm 2023 như thế nào?

Thông tin tác giả | Tham khảo

Thời gian những năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông luôn là vấn đề gây nhức nhối trong cuộc sống khi số lượng các vụ tai nạn ngày càng gia tăng, tỉ lệ tai nạn giao thông do vi phạm các quy định về an toàn giao thông còn phổ biến hay do ý thức của người tham gia giao thông còn kém, sử dụng chất kích thích, rượu bia khi tham gia giao thông… điều này gây ra những hậu quả lớn sau đó. Vậy hiện nay khi tham gia giao thông gây tai nạn chết người thì mức bồi thường ra sao là vấn đề được quan tâm nhiều tới, bạn đọc hãy cùng Luật sư Giao thông tim hiểu về quy định này thông qua nội dung bài viết “Luật bồi thường tai nạn giao thông chết người năm 2023 như thế nào?” dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015
  • Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông là gì?

Theo quy định Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Như vậy, người gây tai nạn giao thông xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại do lỗi của họ thì phải bồi thường theo quy định.

Luật bồi thường tai nạn giao thông chết người năm 2023 như thế nào?

Căn cứ Điều 591 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như sau:

“Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.” 

Luật bồi thường tai nạn giao thông chết người năm 2023 như thế nào?

– Chi phí hợp lý cho thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm có thể bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết và thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị sức khỏe

– Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương khói,hoa, nến, xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế,ăn uống,  lễ bái, bốc mộ, xây mộ, ..

– Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.

Ngoài việc phải bồi thường thiệt hại theo các thiệt hại được liệt kê ở trên thì người gây tai nạn phải chịu trách nhiệm bồi thường thêm một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người sau đây:

– Tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại; nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng; người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần cũng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định;

Như vậy theo đó, một người có lỗi xâm phạm tính mạng của người khác, dẫn đến việc người đó tử vong thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại với các chi phí được quy định tại khoản 1 Điều 591 nêu trên.

Ngoài ra, người gây tai nạn phải chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp làm người khác tử vong phải còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người được quy định tại khoản 2 Điều 591 nêu trên.

Gây tai nạn chết người có phải đi tù không ? 

Trường hợp bạn là người gây tai nạn được xác định là có lỗi xác định từ việc vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì người gây tai nạn dẫn đến chết người sẽ bị phạt tù theo khung hình phạt như sau:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ:

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.” 

Khung hình phạt cơ bản:

Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên sẽ bị phạt tù từ 01 cho đến 05 năm.

Khung hình phạt tăng nặng:

Làm chết 03 người thì bị phạt từ từ 03 năm cho đến 10 năm.

Làm chết 03 người trở lên thì bị phạt tù từ 07 năm cho đến 15 năm.

Trên đây là tư vấn của Luật sư giao thông về nội dung “Luật bồi thường tai nạn giao thông chết người năm 2023 như thế nào?”. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp:

Ngủ gật gây tai nạn giao thông có bị đi tù hay không?

Với hành vi ngủ gật khi đang lái xe dẫn đến tai nạn chết người thì người điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị xử phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông là bao lâu?

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Việc bồi thường thiệt hại khi tai nạn giao thông cần tuân thủ nguyên tắc gì?

Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Đánh giá bài viết post

Bài viết này có giúp ích cho bạn?

Registration confirmation will be emailed to you.