Phạt nguội có bị giam bằng không?

Thông tin tác giả | Tham khảo

Có nhiều hình thức xử phạt hành vi vi phạm giao thông hiện nay, trong đó có bao gồm hình thức xử phạt nguội. So với hình phạt trực tiếp là xử lý nộp phạt ngay tại thời điểm vi phạm thì hình thức phạt nguội sẽ diễn ra sau khi có hành vi vi phạm trong một khoảng thời gian nhất định. Thông qua camera giám sát thì cơ quan công an sẽ ghi nhận các trường hợp vi phạm và gửi giấy phạt về nhà. Nhiều độc giả băn khoăn không biết Phạt nguội có bị giam bằng không? Phạt nguội giam bằng lái xe như thế nào? Quy trình tiến hành phạt nguội hiện nay ra sao? Những thắc mắc này sẽ được Luật sư giao thông giải đáp thông qua bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Phạt nguội là gì?

Phạt nguội là hình thức xử lý vi phạm sau khi các phương tiện đã vi phạm được một khoảng thời gian nhất định; và bị cơ quan cảnh sát giao thông phát hiện thông qua hệ thống camera an ninh khu vực ghi nhận lại.

Ngoài các dữ liệu từ camera; cơ chế phạt nguội còn có thể được áp dụng khi có các tư liệu vi phạm lỗi tham gia giao thông đường bộ được phía cơ quan cảnh sát giao thông tiếp nhận từ phía người dân; sau đó cơ quan cảnh sát giao thông sẽ tiến hành xác minh thông tin; hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự; an toàn giao thông đường bộ do tổ chức; cá nhân cung cấp; hoặc tiếp nhận thông tin vi phạm giao thông thông qua sự đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng; các nền tảng mạng xã hội.

Trường hợp thông tin; hình ảnh phản ánh đúng; xác định có hành vi vi phạm hành chính; thì cơ quan cảnh sát giao thông có thẩm quyền sẽ tiến hành xử phạt lập biên bản vi phạm hành chính; và ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về lỗi vi phạm giao thông; mà người tham gia giao thông đã phạm phải.

Phạt nguội có bị giam bằng không?

Phạt nguội là một trong những hình thức xử phạt vi phạm giao thông, do đó, hình thức phạt nguội được thực hiện như các hình thức xử phạt khác.

Theo đó việc bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe vẫn được áp dụng theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Như vậy, tùy thuộc vào người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm lỗi cụ thể nào mà sẽ xác định được trường hợp đó có bị tước Giấy phép lái xe hay không.

Ví dụ một số lỗi bị tước quyền sử dụng lái xe cụ thể đối với hành vi vi phạm bị phạt nguội:

– Đối với xe máy:

  • Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng;
  • Điều khiển xe mà chạy vượt quá tốc độ theo quy định trên 20 km/h thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng;
  • Điều khiển xe đi vào tuyến đường cao tốc, trừ một số trường hợp như xe bảo trì, quản lý đường cao tốc thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 03 – 05 tháng…

– Đối với ô tô:

  • Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng;
  • Dừng xe, quay đầu xe, đỗ xe trái quy định pháp luật gây ra việc ùn tắc giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng;
  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 -12 tháng…

Như vậy, tùy thuộc vào người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm lỗi cụ thể nào; mà sẽ xác định được trường hợp đó có bị giam bằng lái xe hay không.

Phạt nguội có bị giam bằng không
Phạt nguội có bị giam bằng không

Phạt nguội giam bằng lái xe như thế nào?

Thực tế, việc tước Giấy phép lái xe đối với người có hành vi vi phạm giao thông bị phạt nguội vẫn còn nhiều điểm bất cập.

Tuy nhiên, mới đây, theo thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông, biên bản người có chức năng sẽ ký điện tử. Thông tin vi phạm sẽ chuyển cho người có thẩm quyền để ra quyết định xử phạt qua mạng.

Cục Cảnh sát giao thông đang xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tiến tới, người vi phạm giao thông bị tước Giấy phép lái xe, Cảnh sát giao thông sẽ tiến hành tước Giấy phép lái xe trên hệ thống điện tử. Có nghĩa là không nhất thiết Cảnh sát giao thông phải giữ Giấy phép lái xe để tước, mà tước Giấy phép lái xe trên hệ thống.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Cảnh sát giao thông sẽ kiểm tra trường hợp này có bị tước Giấy phép lái xe trên hệ thống hay không đảm bảo tính đồng bộ, cải cách trong lĩnh vực phát hiện vi phạm. Người vi phạm có thể nộp phạt qua Cổng dịch vụ Công quốc gia.

Quy trình tiến hành phạt nguội hiện nay

Về quy trình “Phạt nguội”, hiện tại Phòng CSGT ĐB-ĐS đang thực hiện theo quy trình gồm 6 bước:

  • Bước 1: Thu thập hình ảnh vi phạm (từ phương tiện; thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; hoặc từ tổ chức; cá nhân cung cấp; …)
  • Bước 2: Trích xuất hình ảnh.
  • Bước 3: Lập hồ sơ vi phạm, in thông báo.
  • Bước 4: Phát hành thông báo cho chủ phương tiện.
  • Bước 5: Phối hợp với chủ phương tiện giải quyết vụ việc vi phạm.
  • Bước 6: Cập nhật kết quả xử lý và kết thúc hồ sơ.

Tại bước 5 người vi phạm/chủ phương tiện cầu lưu ý những điều sau khi đến trụ sở CSGT phối hợp giải quyết vụ việc:

Một là, người vi phạm/chủ phương tiện cần mang theo các loại giấy tờ gồm: Thông báo vi phạm; giấy tờ liên quan đến phương tiện; và người điều khiển phương tiện vi phạm.

Hai là, nộp các giấy tờ liên quan cho cán bộ tiếp dân; và đợi gọi tên theo thứ tự.

Ba là, cán bộ tiếp dân cho người vi phạm xem lại hình ảnh phương tiện vi phạm; người vi phạm xác nhận đúng lỗi. Cán bộ CSGT lập biên bản vi phạm và ra quyết định xử phạt.

Bốn là, người vi phạm nhận quyết định xử phạt; và đến địa điểm nộp phạt tại Kho bạc nhà nước; hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt (hoặc nộp qua bưu điện thu hộ).

Năm là, sau khi nộp phạt, người vi phạm nộp Biên lai cho cán bộ tiếp dân và nhận lại giấy tờ bị tạm giữ.

Ví dụ: Đối với xe máy; nếu không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Phạt nguội có bị giam bằng không”. Hy vọng sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp

Không nộp phạt nguội có sao không?

Theo khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định; trường hợp ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Nếu không nộp phạt nguội đúng hạn, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp (khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính).

Thời gian thông báo phạt nguội là bao lâu?

Hiện nay, chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về thời gian thông báo phạt nguội cho chủ phương tiện vi phạm.
Theo đó, thực tế thì có thể chủ phương tiện vi phạm có thể nhận được thông báo trong thời gian từ vài ngày tới vài tháng. Điều này phụ thuộc vào các yếu tố liên quan đến việc phát hiện từ cơ quan xử lý có thẩm quyền và hiệu suất làm việc của chính cơ quan đó.
Việc này gây ra một số bất cập trong việc xử phạt hành chính, đơn cử như trường hợp chủ phương tiện vi phạm trong thời gian chưa nhận được thông báo đã chuyển nhượng xe cho người khác, lúc này, ai là người nộp phạt.

Cách nộp tiền phạt nguội như thế nào?

Người bị phạt nguội có thể nộp phạt theo các hình thức sau:
– Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản kho bạc được mô tả rõ trong quyết định xử phạt.
– Thanh toán trực tiếp cho ngân hàng được quy định trong quyết định xử phạt.
– Nộp phạt qua hệ thống dịch vụ bưu chính (người vi phạm ghi và ký vào mặt sau của biên bản vi phạm để đăng ký với CSGT).
– Nộp phạt trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia (dichvucong.gov.vn).

5/5 - (1 vote)

Bài viết này có giúp ích cho bạn?

Registration confirmation will be emailed to you.