Làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc giúp những chủ xe có thể nghỉ ngơi khi gặp vấn đề về sức khỏe hoặc xử lý các sự cố của xe mà không gây cản trở tới quá trình lưu thông trên đường của những phương tiện khác. Mặc dù vậy, để đảm bảo an toàn cho các phương tiện dừng đỗ, Nhà nước cũng đã quy định một số điều không được phép thực hiện tại làn xe đường khẩn cấp này. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư giao thông để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Biển báo làn đường khẩn cấp” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Luật giao thông đường bộ 2008
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
- Nghị định 123/2021/NĐ-CP
- QCVN 41:2016/BGTVT
Khái niệm về biển báo làn đường khẩn cấp
Theo Luật giao thông đường bộ Việt Nam, làn dừng xe khẩn cấp nằm sát lề đường bên tay phải chạy dọc theo đường cao tốc. Quy chuẩn 41/2016/BGTVT đưa ra thông tin về báo hiệu đường bộ, làn này được sơn vạch liền màu trắng để tách biệt với các làn xe khác.
Làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc gồm 2 loại là làn khẩn cấp cứng và mềm. Loại làn khẩn cấp cứng được trải nhựa hoặc bê tông giống mặt đường chính. Trong khi đó, làn khẩn cấp mềm chỉ là phần lề đường bằng đất, sỏi,… Thông thường, chiều rộng tiêu chuẩn của làn đường khẩn cấp là 3,3 mét. Đây là kích thước vừa đủ cho một chiếc xe tải lớn dừng/đỗ vào mà không bị lấn qua làn đường chính. Đặc biệt, khi bánh xe ô tô đè vào phần vạch trắng ngăn cách sẽ tạo ra các tiếng rít để cảnh báo người lái đã đi lệch làn đường.
Tác dụng của làn dừng khẩn cấp là dành cho các xe khi gặp sự cố có thể tấp vào lề và dừng lại, không làm ảnh hưởng đến giao thông. Bên cạnh đó, những xe ưu tiên trong trường hợp khẩn cấp có thể chạy vào như cứu hỏa, cứu thương, công an…
Nguyên tắc khi dùng làn đường khẩn cấp
Làn dừng khẩn cấp trên cao tốc là làn ngoài cùng bên phải. Làn dừng khẩn cấp thường hẹp hơn những làn đường khác và tách biệt bằng vạch liền. Làn dừng khẩn cấp trên cao tốc có tác dụng để những xe gặp sự cố tấp vào và đỗ lại để chờ xe cứu hộ, tránh ảnh hưởng đến việc lưu thông những xe khác.
Khi xe gặp tình huống khẩn cấp muốn dừng vào làn khẩn cấp, người lái cần bật đèn cảnh báo nguy hiểm. Tiếp theo quan sát các xe di chuyển phía sau, tuần tự chuyển từng làn một cho đến khi vào làn dừng khẩn cấp. Tuyệt đối không chuyển làn liên tiếp.
Khi đã dừng xe ở làn khẩn cấp, vẫn bật đèn cảnh báo để thông báo các xe khác, nhất là khi lái xe ban đêm. Hãy đánh vô lăng về bên phải để phòng trường hợp có xe khác đâm vào, xe bạn sẽ lao ra ngoài thay vì lao ngược vào cao tốc. Cuối cùng kéo phanh tay. Sau đó liên hệ đến đơn vị cứu hộ gần nhất. Trên đường cao tốc thường có các biển in số điện thoại dịch vụ cứu hộ. Ngoài ra bạn cũng có thể tra cứu số điện thoại dịch vụ cứu hộ của đường cao tốc trên mạng.
Trong trường hợp xe không gặp tình huống khẩn cấp, tuyệt đối không tự ý dừng đỗ ở làn khẩn cấp, không được chạy vào làn khẩn cấp, không vượt xe khác ở làn khẩn cấp…
Biển báo làn đường khẩn cấp
Biển số I.448 “Làn đường cứu nạn hay làn thoát xe khẩn cấp” được quy định tại Phụ lục C ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ.
- Về cách sử dụng:
Biển chỉ dẫn gồm 3 cặp biển ở các cự ly 2 km, 1 km và 300 m nhằm chỉ dẫn cho người tham gia giao thông biết vị trí và khoảng cách có làn cứu nạn.
Nếu sơ đồ, hình thái vị trí làn đường cứu nạn không phù hợp với hình vẽ trên các biển I.448 thì phải điều chỉnh hình vẽ cho phù hợp.
- Mục đích: Nhằm chỉ dẫn cho người tham gia giao thông biết vị trí và khoảng cách đến đường cứu nạn;
- Kích thước: Chiều cao x chiều rộng = 120x90cm (Theo quy chuẩn 41 cho đường thông thường);
- Vật liệu màng: Màng phản quang loại IV; Tôn kẽm dày 1.2-2mm;
Lưu ý khi di chuyển vào làn dừng khẩn cấp trên cao tốc
Khi di chuyển vào làn dừng khẩn cấp trên cao tốc, lái xe cần nhanh chóng bật đèn cảnh báo nguy hiểm rồi từ từ điều khiển xe vào sát làn đường bên tay phải và dừng xe tại đây. Ngoài ra, để hạn chế tình trạng xảy ra va chạm với các xe đang di chuyển trên làn khẩn cấp, chủ xe cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Không đỗ xe tại những điểm khuất hoặc đoạn đường giao nhau
- Duy trì bật đèn cảnh báo để báo hiệu cho các xe phía sau phòng tránh, hoặc đặt biển phản quang để cảnh báo nguy hiểm (khi dừng xe vào ban đêm)
- Kéo phanh tay để tránh xe bị trôi trên đường gây nguy hiểm
- Đánh lái phần đầu xe về phía tay phải để tránh trường hợp bị phương tiện khác đâm vào khiến xe lệch sang đường chính
- Không đứng ở khu vực đuôi xe, đồng thời di tản hành khách trên xe tới vị trí an toàn để tránh xảy ra va chạm gây thiệt hại về người
- Nhanh chóng liên hệ với xe cứu hộ để được hỗ trợ sửa chữa hoặc di chuyển xe khỏi khu vực sớm nhất
Các mức phạt khi vi phạm lỗi trên đường cao tốc
Theo quy định tại Điều 5, 6, 8, 9 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì mức xử phạt đối với người điều khiển ô tô vi phạm quy tắc giao thông trên đường cao tốc như sau:
Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng, hình phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng với các lỗi sau:
- Lỗi không tuân thủ quy định khi vào hoặc ra cao tốc
- Lỗi dừng xe ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc lề đường cao tốc
- Lỗi chuyển làn không đúng nơi quy định hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên cao tốc
- Lỗi không tuân thủ quy định khoảng cách an toàn với xe chạy phía trước trên cao tốc
Phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng, hình phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng với các lỗi sau:
- Lỗi dừng đỗ xe trên cao tốc không đúng nơi quy định
- Lỗi không có tín hiệu báo trước khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên cao tốc không đúng nơi quy định
- Lỗi quay đầu xe trên cao tốc
Phạt tiền từ 16 – 18 triệu đồng, hình phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 5 đến 7 tháng với các lỗi sau:
- Lỗi đi ngược chiều trên cao tốc (trừ xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định)
- Lỗi đi lùi trên cao tốc (trừ xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định)
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Biển báo làn đường khẩn cấp” hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan đến vấn đề pháp lý.
Câu hỏi thường gặp
Theo điểm c khoản 1 Điều 26 Luật giao thông đường bộ năm 2008, người điều khiển phương tiện không được phép chạy ở làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc. Theo đó, người lái sẽ chỉ được dừng ở làn đường này nếu gặp trường hợp khẩn cấp. Các trường hợp khẩn cấp bao gồm:
– Xe bị hư hỏng, thủng lốp xe.
– Nếu đang lái xe rơ moóc và phần rơ moóc đó gặp phải trục trặc.
– Tài xế gặp vấn đề về sức khỏe không thể tiếp tục lái xe.
Trường hợp gặp sự cố khẩn cấp, người điều khiển phương tiện cần lưu ý khi di chuyển vào làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc như sau:
– Khi gặp tình huống khẩn cấp và muốn dừng lại, chủ xe cần đánh lái về phía bên phải và chủ động bật đèn cảnh báo nguy hiểm để báo hiệu cho những phương tiện khác đang lưu thông phía sau.
– Khi xe dừng hẳn, chủ xe đánh tay lái về phía bên phải để đảm bảo nếu xảy ra va chạm, xe sẽ lao về phía bên ngoài của đường cao tốc thay vì lao vào làn đường chính.
– Tìm số điện thoại cứu hộ khẩn cấp in trên các biển báo cao tốc hoặc trên mạng và nhờ trợ giúp để kịp thời xử lí tình huống.
Thông thường, trên cao tốc không có biển báo riêng dành cho làn khẩn cấp, nếu có cũng chỉ là biển báo phân loại mặt đường như: làn khẩn cấp mềm (soft shoulder) và làn khẩn cấp cứng (hard shoulder). Trong đó, làn khẩn cấp mềm là phần lề đường bằng đất, sỏi…, còn làn khẩn cấp cứng được trải nhựa hoặc bê-tông giống mặt đường chính.
Ở một số nơi, tài xế được cảnh báo bằng biển “Shoulder drop off”, có nghĩa là làn khẩn cấp không có chiều cao đồng bộ với mặt đường và thấp hơn khoảng 7-8 cm trở lên. Có nơi, các phương tiện được thông báo bằng biển “No shoulder” tại khu vực không có làn đường khẩn cấp.