Quy định 2023 đốt xe máy của chính mình có bị xử phạt không?

Thông tin tác giả | Tham khảo

Hiện nay đang rất nổi lên phong trào gọi là giới thiệu sản phẩm bằng việc phá hỏng đồ vật đó điều này được thể hiện bằng việc tự đập phá đồ của bản thân để kiểm tra độ bền điều này gây tác động mạnh về mặt thị giác đối với người xem. Mặc dù vậy việc một người cố tình phá đồ vật bằng bất cứ hình thức nào như là đốt cháy đây đều được xem là một trong những mục đích cũng như hành vi cấu thành của việc làm hư hỏng đồ đạc. Về cơ bản theo quy định pháp luật thì việc tự đập phá đồ của mình sẽ không bị xử lí hay vi phạm pháp luật, thì không phải mọi trường hợp khi đập phá đồ sẽ không bị pháp luật xử phạt vì việc đập phá đồ sẽ mà ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người khách cũng sẽ bị xử phạt. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư giao thông để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Đốt xe máy của chính mình có bị xử phạt không?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự 2015

Khái niệm về tài sản

Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản như sau:

“Điều 105. Tài sản

1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

– Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

– Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Trong đó:

– Bất động sản bao gồm:

  • Đất đai;
  • Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
  • Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
  • Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

– Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

– Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.

– Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:

  • Tài sản chưa hình thành;
  • Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.

– Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền; bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

Các yếu tố cấu thành tội huỷ hoại tài sản

Chủ thể của tội phạm 

Người thực hiện hành vi phải có năng lực trách nhiệm hình sự; đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

 Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Khách thể của tội phạm 

Khách thể của tội phạm này là quan hệ sở hữu.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Hành vi được thực hiện với lỗi cố ý nhằm hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.

Đốt xe máy của chính mình có bị xử phạt không?

Quy định 2023 đốt xe máy của chính mình có bị xử phạt không?
Quy định 2023 đốt xe máy của chính mình có bị xử phạt không?

Theo Khoản 1 Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 đã quy định như sau:

“Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, tài sản là di vật, cổ hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.”

Với quy định nói trên, pháp luật chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi hủy hoại tài sản của người khác chứ không truy cứu hành vi hủy hoại tài sản của chính mình.

Điều 192 Bộ luật Dân sự cũng quy định chủ tài sản có quyền định đoạt tài sản (quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản).

“Điều 192. Quyền định đoạt

Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.”

Tuy nhiên, nếu hành vi hủy hoại tài sản của chính mình mà xâm hại đến các đối tượng khác được pháp luật hình sự bảo vệ thì vẫn có thể bị xem xét về tội danh tương ứng.

Cụ thể:

– Hành vi hủy hoại tài sản ở nơi công cộng (như đốt xe máy trên đường phố gây ách tắc giao thông, mất an ninh trật tự…) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Gây rối trật tự công cộng, theo quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự.

“Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.”

– Người vi phạm luật giao thông đường bộ tự ý đốt xe máy của mình khi bị cảnh sát giao thông xử lý thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Chống người thi hành công vụ, được quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự.

“Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

đ) Tái phạm nguy hiểm.”

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đốt xe máy của chính mình có bị xử phạt không?” hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Huỷ hoại tài sản của mình gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người khác thì đền bù như thế nào?

– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
+ Thiệt hại khác do luật quy định.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Hủy hoại tài sản người khác có phải bồi thường không?

Căn cứ theo điều 589 Bộ luật dân sự 2015,  hành vi xâm phạm đến tài sản của người khác sẽ phải bồi thường như sau:
– Đền bù lại tài sản cùng loại với tài sản đã bị làm hủy hoại hoặc hư hỏng.
– Đền bù phần lợi ích chính đáng gắn với việc sử dụng; khai thác bị mất hoặc bị giảm sút khi tài sản bị hủy hoại; hỏng hóc.
– Đền bù chi phí mà bên bị hại phải bỏ ra để ngăn chặn; khắc phục thiệt hại.
– Các chi phí đền bù với những thiệt hại thực tế khác.

Hậu quả việc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như thế nào?

Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có không quy định hậu quả gây ra do hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt. Tuy nhiên, nếu hậu quả do hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có gây ra cấu thành tội phạm độc lập thì người phạm tội còn bị truy cứu về các tội phạm tương ứng.

5/5 - (1 vote)

Bài viết này có giúp ích cho bạn?

Registration confirmation will be emailed to you.