Quy định về bảo hiểm xe máy khi bị tai nạn giao thông năm 2023

Thông tin tác giả | Tham khảo

Xin chào Luật sư, gần đây tôi thấy rằng mọi người mua bảo hiểm xe máy để tránh trường hợp cảnh sát giao thông có thể kiểm tra giấy tờ khi tham gia giao thông trên đường. Luật sư cho tôi hỏi rằng pháp luật quy định như thế nào về thời hạn bảo hiểm xe máy bồi thường tai nạn và quy định về bảo hiểm xe máy khi bị tai nạn giao thông ra sao? Mong được luật sư tư vấn, tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư Giao thông, bạn hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nêu trên

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 03/2021/NĐ-CP
  • Thông tư 04/2021/TT-BTC
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Người điều khiển xe phải mang theo loại bảo hiểm xe máy nào?

Khoản 3 Điều 4 Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định:

Ngoài việc tham gia hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Nghị định này, chủ xe cơ giới và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về mở rộng điều kiện bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm tăng thêm và mức phí bảo hiểm bổ sung tương ứng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tách riêng phần bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trong Giấy chứng nhận bảo hiểm

Theo đó, bảo hiểm xe máy có hai loại:

– Bảo hiểm xe máy bắt buộc.

– Bảo hiểm xe máy tự nguyện.

Tuy nhiên, Nghị định 03/2021/NĐ-CP chỉ quy định người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông phải mang theo bảo hiểm xe máy bắt buộc.

Thời hạn bồi thường bảo hiểm xe máy sau khi bị tai nạn giao thông đường bộ

Điều 16 Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định về thời hạn yêu cầu bồi thường đối với trường hợp xảy ra tai nạn giao thông đường bộ, như sau:

– Thời hạn yêu cầu bồi thường là 1 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

– Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra tai nạn (trừ trường hợp bất khả kháng), bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phải gửi thông báo tai nạn bằng văn bản hoặc thông qua hình thức điện tử cho doanh nghiệp bảo hiểm.

– Thời hạn thanh toán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là 15 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm hợp lệ và không quá 30 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm hợp lệ trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ.

– Trường hợp từ chối bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm biết lý do từ chối bồi thường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm hợp lệ.

Quy định về bảo hiểm xe máy khi bị tai nạn giao thông

Hồ sơ hưởng bảo hiểm xe máy sau khi bị tai nạn giao thông đường bộ

Hồ sơ bồi thường bảo hiểm được quy định tại Điều 15 Nghị định 03/2021/NĐ-CP bao gồm:

– Tài liệu liên quan đến xe, người lái xe (Bản sao công chứng hoặc Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính) do bên mua bảo hiểm, người được Bảo hiểm cung cấp:

+ Giấy đăng ký xe (hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký xe trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe) hoặc chứng từ chuyển quyền sở hữu xe và chứng từ nguồn gốc xe (trường hợp không có giấy đăng ký xe).

+ Giấy phép lái xe.

+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tùy thân khác của người lái xe.

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm.

– Tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng (Bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính) do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp:

+ Giấy chứng nhận thương tích.

+ Hồ sơ bệnh án.

+ Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y đối với trường hợp nạn nhân chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn.

– Tài liệu chứng minh thiệt hại đối với tài sản do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp:

+ Hóa đơn, chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra (trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện sửa chữa, khắc phục thiệt hại, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập giấy tờ này).

+ Các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí phát sinh mà chủ xe cơ giới đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

– Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan Công an do doanh nghiệp bảo hiểm thu thập trong các vụ tai nạn gây tử vong đối với bên thứ ba và hành khách, bao gồm:

+ Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông;

+ Hoặc Thông báo kết luận điều tra giải quyết vụ tai nạn giao thông.

– Biên bản giám định xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm lập được thống nhất giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm.

Quy định về bảo hiểm xe máy khi bị tai nạn giao thông

Bước 1: Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm (khoản 2 Điều 16 Nghị định 03/2021/NĐ-CP)

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra tai nạn (trừ trường hợp bất khả kháng), bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phải gửi thông báo tai nạn bằng văn bản hoặc thông qua hình thức điện tử cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Bước 2: Giám định (khoản 1 Điều 12 Nghị định 03/2021/NĐ-CP)

– Khi xảy ra tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền phải phối hợp chặt chẽ với chủ xe cơ giới, người lái xe và bên thứ ba hoặc người đại diện hợp pháp của các bên liên quan thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất.

– Kết quả giám định phải lập thành văn bản có chữ ký của các bên liên quan.

– Chi phí giám định thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm chi trả.

Bước 3: Nhận tạm ứng bồi thường bảo hiểm (khoản 2 Điều 14 Nghị định 03/2021/NĐ-CP).

Đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng thì trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của bên mua bảo hiểm, người được Bảo hiểm về vụ tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng bồi thường đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, cụ thể:

– Trường hợp đã xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại:

+ 70% mức bồi thường bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong.

+ 50% mức bồi thường Bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu.

– Trường hợp chưa xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại:

+ 30% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong.

+ 10% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu.

Bước 4: Nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường

Trên đây là tư vấn của Luật sư giao thông về nội dung “Quy định về bảo hiểm xe máy khi bị tai nạn giao thông”. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp:

Không có bảo hiểm xe máy bắt buộc bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo điểm a, khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định:
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (bảo hiểm xe máy) còn hiệu lực thì bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
 

Quy định pháp luật về thời hạn của bảo hiểm xe máy như thế nào?

Đối với bảo hiểm xe máy bắt buộc, thời hạn được ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm cụ thể:
Nếu bạn điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe có kết cấu tương tự, thời hạn Bảo hiểm tối thiểu là 1 năm và tối đa là 3 năm.
Thời hạn bảo hiểm dưới 1 năm: nếu bạn điều khiển xe cơ giới nước ngoài tạm nhập, tái xuất có thời hạn dưới 1 năm; niên hạn sử dụng của xe cơ giới nhỏ hơn 1 năm…

Giấy chứng nhận bảo hiểm xe máy có những nội dung gì?

Giấy chứng nhận bảo hiểm bao gồm những nội dung sau đây:
1. Tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của chủ xe cơ giới.
2. Số biển kiểm soát hoặc số khung, số máy.
3. Tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm.
4. Mức trách nhiệm bảo hiểm dân sự đối với bên thứ ba và hành khách.
5. Trách nhiệm của chủ xe cơ giới, người lái xe khi xảy ra tai nạn.
6. Thời hạn bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm.
7. Ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.
8. Mã số, mã vạch được đăng ký, quản lý và sử dụng theo quy định.

Đánh giá bài viết post

Bài viết này có giúp ích cho bạn?

Registration confirmation will be emailed to you.