Năm 2023 tai nạn khi đi xe ôm công nghệ thì ai bồi thường?

Thông tin tác giả | Tham khảo

Xin chào Luật sư. Bạn của tôi mới bị tai nạn giao thông, tôi có thắc mắc về việc quy định trong việc bồi thường tai nạn, mong được luật sư giải đáp. Cụ thể là bạn tôi có đặt xe ôm qua ứng dựng công nghệ Grab và có chọn bảo hiểm cho chuyến đi, trên quá trình di chuyển từ nhà đến chỗ làm thì bạn tài xế có vượt đèn đỏ nên bị xe khác va phải, bạn tôi có bị gãy xương đùi. Tôi thắc mắc trong trường hợp này, tai nạn khi đi xe ôm công nghệ thì ai bồi thường? Bạn tài xế sẽ phải bồi thường cho tôi hay phía bên Grab? Mong luật sư giải đáp giúp, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư Giao thông. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Tai nạn khi đi xe ôm công nghệ thì ai bồi thường?

Trong trường hợp này, tùy vào Hợp đồng của các hãng xe ôm công nghệ (grap) và lái xe mà có thể xác định trách nhiệm bồi thường thuộc về ai.

Tuy nhiên, theo thông tin chúng tôi có được mà bạn cung cấp thì các hãng xe ôm công nghệ chỉ xác định mối quan hệ với các lái xe là đối tác mà không phải người lao động. Khi đó, các hãng xe ôm công nghệ cung cấp cho các lái xe các khách hàng và các lái xe phải trả một khoản phí.

Như vậy, có thể xác định mối quan hệ giữa các lái xe và hãng xe ôm công nghệ là quan hệ đối tác. Chính vì vậy, khi bị tai nạn do lỗi của lái xe thì chưa đủ căn cứ để yêu cầu hãng xe ôm công nghệ bồi thường.

Trong trường hợp này, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu lái xe vượt đèn đỏ gây tai nạn cho bạn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho bạn, cụ thể mức bồi thường được quy định tại Điều 590 Bộ Luật Dân sự năm 2015, cụ thể như sau:

“Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Mức bồi thường thiệt hại đối với người có lỗi gây ra tai nạn giao thông làm người khác tử vong được xác định như thế nào?

Căn cứ Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như sau:

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Năm 2023 tai nạn khi đi xe ôm công nghệ thì ai bồi thường?

Theo đó, khi một người có lỗi xâm phạm tính mạng của người khác, dẫn đến việc người đó tử vong thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại với các chi phí được quy định tại khoản 1 Điều 591 nêu trên.

Ngoài ra, người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp làm người khác tử vong phải còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người được quy định tại khoản 2 Điều 591 nêu trên.

Mức bồi thường thiệt hại về tinh thần này do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở.

Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 593 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm như sau:

Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm

1. Trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khi chết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết trong thời hạn sau đây:

a) Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;

b) Người thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.

3. Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểm người này sinh ra và còn sống.

Theo đó, nếu người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại là từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khi chết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Nếu người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết trong thời hạn được quy định tại khoản 2 Điều 593 nêu trên.

Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểm người này sinh ra và còn sống.

Trên đây là tư vấn của Luật sư giao thông về nội dung “Năm 2023 tai nạn khi đi xe ôm công nghệ thì ai bồi thường?”. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp:

Trường hợp nào gây tai nạn giao thông chết người nhưng không phải bồi thường?

Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định các trường hợp không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi
Do sự kiện bất khả kháng ( là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.)
Hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Xử phạt hành chính như thế nào khi không cứu người tai nạn giao thông?

Căn cứ Khoản 7 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu;
b) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào phương tiện đang tham gia giao thông trên đường bộ.

Thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do bị tai nạn giao thông diễn ra như thế nào?

Theo Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo đó hồ sơ khởi kiện gồm:
Đơn khởi kiện bồi thường thiệt hại do bị tai nạn giao thông;
Giấy tờ nhân thân (CMND; sổ hộ khẩu… bản sao chứng thực);
Các giấy tờ chứng minh thiệt hại (giấy ra viện; biên bản giám định sức khỏe….);
Các giấy tờ chứng minh lỗi của người gây thiệt hại (biên xác minh tai nạn…);
Các giấy tờ liên quan khác;…
Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú.

Đánh giá bài viết post

Bài viết này có giúp ích cho bạn?

Registration confirmation will be emailed to you.