Hiện nay nhiều vụ việc taxi dù đội lốt là taxi chính hãng nhưng việc chặt chém khách hàng là điều không còn xa lạ. Vấn đề này cũng là việc mà nhiều hãng taxi chịu tiếng oan dù vụ việc là do tài xế gây ra, theo đó mà cơ quan có thẩm quyền sẽ vào cuộc xác minh làm rõ vụ việc để có hướng xử lý thích hợp. Vậy theo quy định khi tài xế chặt chém tiền taxi có bị xử phạt không? Đồng thời, vấn đề cần đáp ứng điều kiện gì để kinh doanh vận tải hàng khách bằng xe taxi cũng được quan tâm, Luật sư Giao thông nhận được nhiều thắc mắc về vấn đề này trong thời gian qua. Bạn đọc hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây để nhận được giải đáp nhé!
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 10/2020/NĐ-CP
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
+ Doanh nghiệp phải có ngành nghề kinh doanh vận tải taxi trong hệ thống ngành nghề kinh doanh của mình.
Phương tiện phải bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh, cụ thể:
Số lượng phương tiện:
+ Khi hoạt động kinh doanh vận tải phải có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh đã được duyệt;
+ Phương tiện phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng của đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;
Chất lượng xe:
+ Xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
Các thiết bị bắt buộc theo xe:
Xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP như sau:
+ Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoạt động kinh doanh vận tải và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải gắn thiết bị giám sát hành trình;
+ Thiết bị giám sát hành trình phải đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt và hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.
Thiết bị giám sát hành trình của xe phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:
+ Lưu giữ và truyền dẫn các thông tin theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
+ Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra khi có yêu cầu.
+ Thiết bị giám sát hành trình của xe phải được hợp quy, đảm bảo ghi nhận, truyền dẫn đầy đủ, liên tục về máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải chủ quản hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình (trong trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải ủy thác cho đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện thông qua hợp đồng có hiệu lực pháp lý) các thông tin bắt buộc gồm: hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc của lái xe trong ngày.
Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe
Lái xe
+ Không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe
+ Phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng hoặc con của chủ hộ kinh doanh);
Nhân viên phục vụ trên xe
+ Phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Nhân viên phục vụ trên xe vận tải khách du lịch còn phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch theo quy định của pháp luật liên quan về du lịch.
Người điều hành vận tải:
+ Phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.
Nơi đỗ xe:
+ Đơn vị kinh doanh vận tải phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
Về tổ chức, quản lý:
Đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện thuộc diện bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe phải trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng và phải theo dõi, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe;
Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ số lượng lái xe theo phương án kinh doanh, chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe theo quy định; đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trọng tải thiết kế từ 30 chỗ ngồi trở lên (bao gồm cả chỗ ngồi, chỗ đứng và giường nằm) phải có nhân viên phục vụ trên xe (trừ xe hợp đồng đưa đón cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên đi làm, đi học và xe buýt có thiết bị thay thế nhân viên phục vụ);
Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông.
6.4 Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải đăng ký và thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách.
Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã có đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 (trừ Điểm c Khoản 3 Điều 13) Nghị định số 86/2014/NĐ-CP.
2. Xe taxi phải có sức chứa từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả người lái xe).
3. Xe taxi có niên hạn sử dụng không quá 08 năm tại đô thị loại đặc biệt; không quá 12 năm tại các địa phương khác.
4. Trên xe phải gắn đồng hồ tính tiền được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì.
5. Phải đăng ký và thực hiện sơn biểu trưng (logo) không trùng với biểu trưng đã đăng ký của đơn vị kinh doanh vận tải taxi trước đó và số điện thoại giao dịch cho các xe thuộc đơn vị.
6. Phải có trung tâm điều hành, duy trì hoạt động của trung tâm điều hành với lái xe, đăng ký tần số liên lạc và có thiết bị liên lạc giữa trung tâm với các xe thuộc đơn vị.
7. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, phải có số xe tối thiểu là 10 xe; riêng đối với đô thị loại đặc biệt phải có số xe tối thiểu là 50 xe.
Tài xế chặt chém tiền taxi có bị xử phạt không?
Căn cứ Điểm i, Khoản 3, Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, tài xế taxi sẽ bị xử phạt 600.000-800.000 đồng về hành vi điều khiển xe taxi có đồng hồ tính tiền cước nhưng sử dụng không đúng quy định.
Còn trong trường hợp người lái xe taxi trên là taxi dù giả mạo taxi hãng để chở khách rồi “chặt chém” thì đây là hành vi lừa dối khách hàng. Tùy vào mức độ vi phạm mà tài xế sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể, nếu tài xế trên đã từng bị xử phạt về hành vi lừa dối khách hàng mà tiếp tục vi phạm, hoặc lần đầu vi phạm nhưng chiếm đoạt số tiền từ 5.000.000 đồng trở lên, thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lừa dối khách hàng, theo Điều 198 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Theo Điều 198, người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác để chiếm đoạt từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì bị phạt cảnh cáo, phạt từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Tài xế chặt chém tiền taxi có bị xử phạt không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Câu hỏi thường gặp:
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi là việc sử dụng xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ (bao gồm cả người lái xe) để vận chuyển hành khách theo lịch trình và hành trình do hành khách yêu cầu; có sử dụng đồng hồ tính tiền để tính cước chuyến đi hoặc sử dụng phần mềm để đặt xe, hủy chuyến, tính cước chuyến đi và kết nối trực tiếp với hành khách thông qua phương tiện điện tử.
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi
a) Phải có phù hiệu “XE TAXI” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe;
b) Phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE TAXI” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE TAXI” là 06 x 20 cm.
Được quyền lựa chọn gắn hộp đèn với chữ “TAXI” cố định trên nóc xe với kích thước tối thiểu là 12 x 30 cm. Trường hợp lựa chọn gắn hộp đèn với chữ “TAXI” cố định trên nóc xe thì không phải niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE TAXI” trên kính phía trước và kính phía sau xe;
c) Trường hợp xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trên 70% tổng thời gian hoạt động trong một tháng tại địa phương nào thì phải thực hiện cấp phù hiệu địa phương đó; việc xác định tổng thời gian hoạt động được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe.
– Điểm dừng đón, trả khách công cộng cho xe taxi phải đảm bảo an toàn giao thông và được báo hiệu bằng biển báo, vạch sơn kẻ đường theo quy định.
– Điểm đỗ xe taxi
a) Điểm đỗ xe taxi gồm 02 loại: điểm đỗ xe taxi do doanh nghiệp, hợp tác xã tổ chức và quản lý; điểm đỗ xe taxi công cộng do cơ quan quản lý nhà nước của địa phương tổ chức và quản lý;
b) Yêu cầu đối với điểm đỗ xe taxi: đảm bảo trật tự, an toàn và không gây ùn tắc giao thông; đáp ứng yêu cầu về phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.