Giao thông là lĩnh vực đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay. Ngoài các loại phương tiện cơ giới thông thường, các loại xe làm nhiệm vụ khẩn cấp liên quan đến tài sản, sức khỏe, tính mạng,… của con người cũng tham gia lưu thông đường bộ với tên gọi là xe ưu tiên. Có nhiều loại xe ưu tiên khác nhau, pháp luật nước ta cũng đã quy định cụ thể thứ tự ưu tiên tại văn bản pháp luật. Vậy cụ thể, Thứ tự xe ưu tiên khi tham gia giao thông hiện nay được quy định thế nào? Có mấy loại xe ưu tiên hiện nay? Xử phạt hành vi không nhường đường xe ưu tiên như thế nào? Những thắc mắc này sẽ được Luật sư giao thông giải đáp thông qua bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Luật Giao thông đường bộ 2008
Có mấy loại xe ưu tiên hiện nay?
Các loại xe ưu tiên ở Việt Nam có 5 loại quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008, bao gồm:
- Xe đi làm nhiệm vụ chữa cháy khẩn cấp
- Xe cứu thương thực hiện nhiệm vụ cấp cứu khẩn cấp
- Những xe quân sự, công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp và những đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường
- Xe đi làm nhiệm vụ khắc phục hậu quả sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định của pháp luật
- Đoàn xe tang
Như vậy, theo quy định trên thì có 05 loại xe được ưu tiên đi trước các khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới.
Trong các loại xe nêu trên (trừ đoàn xe tang) khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
Xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp gồm những loại xe nào?
Một trong những loại xe ưu tiên là xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp. Theo đó, xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp được quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 109/2009/NĐ-CP về tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, theo đó:
- Xe quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, gồm:
- Các xe quân sự đi thực hiện nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy, chỉ huy cứu hộ, cứu nạn, chỉ huy tác chiến, thông tin làm nhiệm vụ hỏa tốc, chỉ huy đoàn hành quân, xe làm nhiệm vụ kiểm soát quân sự, kiểm tra xe quân sự, bảo vệ đoàn;
- Xe thực hiện nhiệm vụ bắt, khám xét hoặc thực hiện các hoạt động điều tra, dẫn giải tội phạm, tham gia phòng, chống khủng bố.
- Xe Công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, gồm: Các xe đi thực hiện nhiệm vụ bắt, khám xét hoặc tiến hành các hoạt động điều tra, dẫn giải người phạm tội, chống biểu tình, bạo loạn, giải tán đám đông gây rối trật tự công cộng, xe làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát giao thông, chỉ huy tác chiến chống khủng bố, thông tin làm nhiệm vụ hỏa tốc, chỉ huy đoàn hành quân.
- Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu là xe đang chở bệnh nhân cấp cứu hoặc đi đón bệnh nhân cấp cứu.
- Xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp là xe đi thi hành các biện pháp đặc biệt khi có tình trạng đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội hoặc khi có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm.
Thứ tự xe ưu tiên khi tham gia giao thông
Theo Khoản 1 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã trích dẫn ở phần trên, thứ tự xe ưu tiên được sắp xếp từ cao đến thấp như sau:
(i) Xe chữa cháy.
(ii) Xe quân sự, xe công an, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường.
(iii) Xe cứu thương.
(iv) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh, xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp.
(v) Đoàn xe tang
Vậy có thể hiểu, nếu các loại xe trên xuất hiện cùng một thời điểm và cùng một vị trí thì thứ tự xe ưu tiên sẽ như sau: Các xe ưu tiên thấp hơn sẽ phải nhường quyền cho các xe ưu tiên cao hơn. Xe có quyền ưu tiên cao nhất trong số đó là xe chữa cháy, sau đó lần lượt là xe quân sự, xe công an, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường, xe cứu thương, xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh, xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp và xe có quyền ưu tiên thấp nhất là đoàn xe tang.
Bản chất của các loại xe ưu tiên là sử dụng trong những tình huống đặc biệt phát sinh, gây thiệt hại cho sức khỏe, tính mạng của con người. Do đó, người dân cần nghiêm túc tuân thủ và thực hiện nhường đường cho các loại xe ưu tiên này. Việc nhường đường cho xe ưu tiên không chỉ giúp người dân thực hiện tốt các quy định của Nhà nước đưa ra, mà nó còn thể hiện tính nhân đạo, nhân văn của người dân Việt Nam trong việc hỗ trợ bảo vệ cuộc sống của các chủ thể, cá nhân khác.
Xử phạt hành vi không nhường đường xe ưu tiên như thế nào?
Đối với người điều khiển phương tiện giao thông khi tham gia bắt buộc phải chấp hành luật giao thông đầy đủ và theo quy định về thứ tự xe ưu tiên ở Việt Nam. Trong trường hợp người tham gia giao thông không chấp hành đúng theo quy định đều phải chịu mức phạt khác nhau.
Mức phạt khi xe máy không nhường đường hoặc gây cản trở xe ưu tiên
Theo nội dung Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe máy phạm lỗi không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ bị xử phạt từ 200.000 đồng – 300.000 đồng nếu thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Người điều khiển xe không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện, không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau…
- Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên
Bên cạnh mức xử phạt hành chính, người vi phạm còn có thể bị tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng, trường hợp gây tai nạn giao thông sẽ tước giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng.
Mức phạt khi ô tô không nhường đường hoặc gây cản trở xe ưu tiên
Đối với ô tô mức phạt sẽ được áp dụng từ 3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe phạm lỗi không chủ động nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên.
Ngoài phạt về hành chính, chủ phương tiện còn có thể bị tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng. Trong trường hợp nếu gây tai nạn giao thông thời gian bị tước giấy phép có thể lên tới 2 đến 4 tháng.
Khi tham gia giao thông người điều khiển xe phải nắm rõ các xe ưu tiên theo luật và tuân thủ những quy định về thứ tự xe ưu tiên ở Việt Nam. Điều này giúp người điều khiển phương tiện tránh được các lỗi vi phạm để không bị xử phạt, đồng thời tránh làm ảnh hưởng đến công tác cứu hộ, cứu nạn, cứu thương hay làm nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của các xe ưu tiên.
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thứ tự xe ưu tiên khi tham gia giao thông”. Hy vọng sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp
Điểm a Khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
Theo quy định này, xe chữa cháy (thuộc nhóm các xe ưu tiên) khi đang đi làm nhiệm vụ hoàn toàn được phép đi ngược chiều trên đường cao tốc.
Các loại xe ưu tiên (trừ xe tang) khi đi làm nhiệm vụ phải đảm bảo có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.