Thủ tục lấy xe bị tạm giữ tại cơ quan có thẩm quyền chi tiết 2023

Thông tin tác giả | Tham khảo

Khi tham gia giao thông vi phạm một số lỗi theo quy định sẽ bị tạm giữ xe tại cơ quan có thẩm quyền. Sau khi hết thời hạn tạm giữ xe, người vi phạm hoặc chủ xe đến có quan có thẩm quyền để nhận xe. Có thể nhiều người chưa biết lấy xe bị tạm giữ tại cơ quan có thẩm quyền như thế nào? Hãy theo dõi thủ tục lấy xe bị tạm giữ tại cơ quan có thẩm quyền chi tiết dưới bài viết này của Luật sư giao thông nhé.

Khi nào bị tạm giữ xe?

Theo quy định. một số lỗi vi phạm sẽ bị tạm giữ xe. Do đó, để tránh bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ xe thì người tham gia giao thông không được vi phạm những lỗi có hình thức xử phạm tạm giữ xe. Vậy, khi nào bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ xe? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung dưới đây nhé.

Căn cứ Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định việc tạm giữ phương tiện chỉ được áp dụng trong trường hợp thật sự cần thiết sau đây:

1. Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt;

2. Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

3. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt với hình thức phạt tiền cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm nộp phạt xong.

Khi tạm giữ phương tiện, bắt buộc phải lập biên bản. Trong đó phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của phương tiện bị tạm giữ, phải có chữ kỹ của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm…

Theo quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) về những trường hợp cảnh sát giao thông được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt như sau:

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;

– Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; 

– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ; 

– Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy; 

– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

Theo đó, khi người điều khiển ô tô vi phạm những lỗi trên nêu trên thì CSGT được phép tạm giữ phương tiện này trước khi ra quyết định xử phạt.

Ai được đến nhận lại xe vi phạm giao thông bị tạm giữ?

Sau khi hết thời hạn tam giữ xe vi phạm giao thông, cảnh sát giao thông sẽ tiến hành thông báo cho người vi phạm hoặc chủ xe đến nhận xe. Vậy, ai được đến nhận lại xe vi phạm giao thông bị tạm giữ? Hãy theo dõi nội dung sau đây để hiểu rõ hơn nhé.

Theo điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về người đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ như sau:

– Người vi phạm hoặc chủ sở hữu có tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. 

– Nếu chủ sở hữu, tổ chức, cá nhân vi phạm ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Theo đó, người vi phạm hoặc chủ sở hữu xe hoặc người được ủy quyền đến nhận lại xe vi phạm giao thông bị tạm giữ.

Thủ tục lấy xe bị tạm giữ tại cơ quan có thẩm quyền chi tiết 2023

Thủ tục lấy xe bị tạm giữ tại cơ quan có thẩm quyền

Để lấy xe bị tạm giữ tại cơ quan có thẩm quyền thì người vi phạm hoặc chủ xe cần thực hiện thủ tục nhận xe theo quy định. Tuy nhiên có thể nhiều người chưa biết thủ tục lấy xe bị tạm giữ tại cơ quan có thẩm quyền như thế nào? Hãy theo dõi thủ tục lấy xe bị tạm giữ tại cơ quan có thẩm quyền dưới đây để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.

Thủ tục nhận lại phương tiện vi phạm giao thông bị tạm giữ theo khoản 1, 2 và 3 Điều 16 Nghị định 138/2021/NĐ-CP như sau:

– Việc trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.

– Người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, tịch thu thực hiện việc trả lại hoặc chuyển tang vật, phương tiện khi đã có quyết định trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc quyết định chuyển tang vật, phương tiện theo trình tự như sau:

+ Kiểm tra quyết định trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc quyết định chuyển tang vật, phương tiện; kiểm tra thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người đến nhận.

+ Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của người quản lý. 

Việc giao, nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được lập thành biên bản;

+ Trường hợp chuyển tang vật, phương tiện cho cơ quan điều tra, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc cơ quan giám định thì người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải lập biên bản về số lượng, khối lượng, trọng lượng, đặc điểm, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng của tang vật, phương tiện. 

Biên bản được lập thành 02 bản có chữ ký của bên giao và bên nhận, mỗi bên giữ 01 bản;

+ Đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu đã được xác lập quyền sở hữu toàn dân hoặc đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản thì:

Cơ quan của người đã ra quyết định tịch thu trước đó phối hợp với cơ quan được giao chủ trì xử lý tài sản tổ chức chuyển giao tài sản và hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến tài sản cho cơ quan, tổ chức tiếp nhận.

– Người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề sau khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc sau khi đã chuyển tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm báo cáo người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm giữ, tịch thu trước đó về kết quả đã thực hiện.

Thời gian tạm giữ phương tiện là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ, nếu vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh có thể kéo dài thời hạn tạm giữ nhưng tối đa không quá 2 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Do đó sau khi hết thời gian tạm giữ xe, người vi phạm đến địa điểm theo như thông tin ghi trên quyết định tạm giữ xe để nhận lại xe.

Khi đi cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ bao gồm: Quyết định trả lại phương tiện, CMND/CCCD, giấy tờ xe. Nếu không có CMND/CCCD thì phải có giấy tờ khác chứng minh nhân thân như xác nhận nhân thân của công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú; thẻ Đảng viên…

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục lấy xe bị tạm giữ tại cơ quan có thẩm quyền chi tiết 2023″. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư giao thông với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Người bị giữ xe có phải chi trả cho việc tạm giữ xe của công an không?

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 138/2021/NĐ-CP thì trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
– Người lập biên bản tạm giữ có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ cho đến khi bàn giao tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ cho người quản lý, bảo quản.
– Người ra quyết định tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ. Trường hợp tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bị mất, bán trái quy định, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật…
Như vậy, cơ quan thụ lý vụ việc có trách nhiệm quản lý, bảo quản, theo đó người bị tạm giữ phương tiện sẽ không phải trả phí cho việc tạm giữ phương tiện này.

Người vi phạm giao thông được phép tự giữ phương tiện trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 138/2021/NĐ-CP thì cá nhân vi phạm giữ, bảo quản được giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính như sau:
– Phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có một trong các điều kiện dưới đây thì người có thẩm quyền tạm giữ có thể giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ, trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 7 Điều này, cụ thể:
+ Cá nhân vi phạm có nơi thường trú hoặc có nơi tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện;
+ Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh.
Ngoài ra, cá nhân vi phạm trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính thì không được phép sử dụng phương tiện vi phạm đó tham gia giao thông; không được tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền tạm giữ.

4.5/5 - (6 votes)

Bài viết này có giúp ích cho bạn?

Registration confirmation will be emailed to you.