Tổ công tác 151 là gì? Nhiệm vụ như thế nào?

Thông tin tác giả | Tham khảo

Ngày 167/2022 Công an tỉnh Hải Dương đã tổ chức lễ ra quân thực hiện phương án tuần tra kiểm soát, phòng chống tội phạm và xử lý vi phạm pháp luật trên các tuyến đường giao thông, khu vực công cộng và địa bàn trọng điểm trên địa bàn tỉnh Hải Dương – lấy tên là tổ công tác 151. Vậy để hiểu chi tiết hơn về tổ công tác 151 là gì? Nhiệm vụ của tổ công tác 151 như thế nào? Bạn đọc hãy cùng Luật sư Giao thông tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật Công an nhân dân năm 2018

Tổ công tác 151 là gì?

Tối 16.7, Công an tỉnh Hải Dương đã tổ chức lễ ra quân thực hiện phương án tuần tra kiểm soát, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật trên các tuyến giao thông đường bộ, khu vực công cộng và địa bàn trọng điểm trên địa bàn toàn tỉnh (lấy tên là Tổ công tác 151).

Toàn tỉnh Hải Dương sẽ có 32 Tổ công tác 151 với gần 200 cán bộ chiến sĩ. Trong đó có 2 tổ của tỉnh và 30 tổ cấp huyện.

Theo Công an tỉnh Hải Dương, tên gọi Tổ công tác 151 với ý nghĩa 1 tổ công tác gồm 5 lực lượng chính (Cảnh sát giao thông – trật tự, Cảnh sát hình sự, Cảnh sát ma túy, Cảnh sát cơ động và Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội) với nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của người dân.

Nhiệm vụ của tổ công tác 151

Mang sứ mệnh trở thành “cú đấm thép” đối với tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, gần 03 tháng kể từ ngày thành lập (ngày 16/7/2022), những người lính trong các Tổ công tác 151 đã quen với những ca tuần tra kiểm soát hàng đêm. Đến từ nhiều lực lượng khác nhau như: Cảnh sát giao thông – trật tự, Cảnh sát hình sự, Cảnh sát ma túy, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an phường, xã nhưng mỗi cán bộ tham gia Tổ công tác đều có chung một nhiệm vụ duy nhất là đảm bảo ANTT, vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân.

Tổ công tác 151 là gì? Nhiệm vụ như thế nào?

Đối mặt trực diện với nhiều loại tội phạm nguy hiểm, manh động, liều lĩnh, nhiều đối tượng có biểu hiện “ngáo đá”, bị nhiễm HIV hoặc hành động theo nhóm, trang bị nhiều loại vũ khí “nóng” như lựu đạn, súng, dao, kiếm…, cán bộ, chiến sỹ các Tổ công tác 151 không những phải giải quyết nhanh, dứt điểm vụ việc, khống chế, bắt giữ đối tượng, thu giữ tang vật mà còn phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân và tổ công tác. 

Điển hình như vụ việc: Khoảng 23h30’ ngày 19/8/2022, Tổ 151 Công an huyện Ninh Giang tuần tra tại khu vực cầu Chanh thuộc địa phận khu 1, thị trấn Ninh Giang phát hiện một số nam thanh niên có nhiều biểu hiện nghi vấn. Khi tổ công tác yêu cầu kiểm tra thì các đối tượng chống đối, bỏ chạy. Quá trình bắt giữ, đối tượng giằng co, chống trả quyết liệt khiến 2 chiến sĩ bị trầy xước da, có nguy cơ phơi nhiễm HIV. Sau khi khống chế thành công đối tượng, tiến hành kiểm tra, tổ công tác phát hiện trên người đối tượng có 09 túi nilon chứa chất rắn tinh thể màu trắng nghi là ma túy. 

Đối tượng khai nhận tên là Ngô Xuân Điệp (sinh năm 1989, trú tại Hải Phòng); chất rắn tinh thể Điệp cất giấu trên người là ma túy đá, mục đích để bán kiếm lời. Xác minh nhân thân, Ngô Xuân Điệp có 3 tiền án về các tội Cố ý gây thương tích, Mua bán người và Trộm cắp tài sản. Đặc biệt, đối tượng bị nhiễm HIV từ năm 2011. Trước tình huống khẩn cấp, Công an huyện Ninh Giang đã báo cáo cấp trên và khẩn trương liên hệ cơ sở y tế để tư vấn và thực hiện biện pháp tiêm phơi nhiễm HIV cho 02 cán bộ trực tiếp tham gia bắt giữ đối tượng Điệp.

Theo chân các cán bộ chiến sỹ Tổ công tác 151 trong 01 ca tuần tra đêm mới hiểu được phần nào những vất vả của họ. Có những đêm thời tiết không ủng hộ, nóng nực, mưa đêm, côn trùng cắn… thì công tác tuần tra vẫn cần đảm bảo khép kín thời gian, khép kín địa bàn, không để bỏ lọt các đối tượng phạm tội, vi phạm pháp luật.

Nhiệm vụ nặng nề, hiểm nguy rình rập nhưng suốt thời gian qua, nhờ được trang bị thuần thục kỹ năng xử lý các tình huống phức tạp trong tuần tra, bắt giữ đối tượng, đồng thời xác định rõ trách nhiệm, sứ mệnh của mình khi tham gia các Tổ công tác 151 nên cán bộ, chiến sỹ các Tổ công tác đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Tổ công tác 151 tỉnh Hải Dương có ý nghĩa nhân văn như thế nào?

Sự ra đời của các Tổ 151 Công an tỉnh Hải Dương như một sự răn đe với tội phạm, vi phạm pháp luật và các đối tượng đang có ý định phạm tội. Từ ngày Tổ 151 được thành lập, tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật đã giảm đáng kể so với thời gian trước đó. Thời gian qua, Công an tỉnh Hải Dương liên tục nhận được phản ánh tích cực của các cấp chính quyền và nhân dân về tình hình ANTT ổn định từ ngày các Tổ 151 hoạt động. Những lá thư viết tay của người dân gửi lời cảm ơn chân thành về hành động, việc làm của các Tổ công tác 151 cũng liên tục được gửi về Công an tỉnh.

Không chỉ thực hiện nhiệm vụ giữ gìn ANTT, các Tổ 151 còn kịp thời phát hiện, ngăn chặn, cứu giúp nhiều trường hợp có ý định tự tử; giúp nhiều cụ già, cháu nhỏ đi lạc được đoàn tụ với gia đình; kịp thời tuyên truyền, giáo dục pháp luật đối với các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông đường bộ, nhất là các thanh thiếu niên đi xe mô tô lạng lách, đánh võng, phóng nhanh, vượt ẩu. 

Thiếu tá Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông trật tự, Công an huyện Thanh Miện tham gia Tổ công tác 151 của Công an huyện, người đã trực tiếp cứu một người dân dùng xăng và uống thuốc an thần tự tử tại nhà nghỉ vào tối 17/7 cho biết: “Chính nhiệm vụ nặng nề của các Tổ công tác 151 giúp chúng tôi dạn dày, trưởng thành hơn trong quá trình công tác. Thấm thía thế nào là “thức cho dân ngủ ngon” mà các thế hệ đi trước vẫn nhắc tới, rồi những lời cảm ơn từ người dân được chúng tôi giúp đỡ, đó là động lực thôi thúc chúng tôi nỗ lực hơn nữa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”.

Trên đây là tư vấn của Luật sư Giao thông về nội dung “Tổ công tác 151 là gì? Nhiệm vụ như thế nào?“. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp:

Quy định về vị trí của công an nhân dân như thế nào?

Theo Điều 3 Luật Công an nhân dân năm 2018 đưa ra quy định về vị trí của Công an nhân dân như sau:
Công an nhân dân được biết đến là lực lượng vũ trang nhân dân có vai trò làm nòng cốt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Công an nhân dân có chức năng như thế nào?

Theo Điều 15 Luật Công an nhân dân năm 2018 đưa ra quy định về chức năng của Công an nhân dân như sau:
Công an nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ có chức năng đó là tham mưu với Đảng, Nhà nước về vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống các đối tượng tội phạm và những vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Công an nhân dân có chức năng thực hiện quản lý nhà nước về việc bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm đối với trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh để nhằm mục đích có thể phòng, chống tội phạm và nhưng vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Công an nhân dân có chức năng đấu tranh để nhằm mục đích phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và những vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Hệ thống tổ chức của công an nhân dân như thế nào?

Hệ thống tổ chức Công an nhân dân Việt Nam bao gồm:
– Bộ Công an;
– Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
– Công an xã, phường, thị trấn.

5/5 - (1 vote)

Bài viết này có giúp ích cho bạn?

Registration confirmation will be emailed to you.