Vi phạm tốc độ từ 10 đến 20km/h xe máy bị xử phạt thế nào?

Thông tin tác giả | Tham khảo

Xe máy là một trong những phương tiện giao thông được người dân sử dụng phổ biến hiện nay. Kéo theo đó, các hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ đối với người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông ngày càng nhiều, trong số đó có bao gồm vi phạm tốc độ tối đa mà pháp luật cho phép. Nhiều độc giả băn khoăn không biết theo quy định của pháp luật hiện hành, Vi phạm tốc độ từ 10 đến 20km/h xe máy bị xử phạt thế nào? Vi phạm tốc độ dưới 10km/h xe máy có bị xử phạt không? Mức xử phạt đối với lỗi xe máy chạy quá tốc độ trên 20km/h là bao nhiêu? Những thắc mắc này sẽ được Luật sư giao thông giải đáp thông qua bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Quy định về tốc độ tối đa của xe máy hiện nay

Trong khu vực đông dân cư 

Căn cứ theo Điều 6 của Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định cụ thể về tốc độ tối đa của xe cơ giới. Giới hạn tốc độ xe máy trong khu vực đông dân cư là: 

  • 50km/h đối với đường 2 chiều, đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới 
  • 60km/h đối với đường đôi, đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên

Ngoài khu vực đông dân cư 

Căn cứ theo Điều 7 của Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định cụ thể về tốc độ tối đa của xe cơ giới. Giới hạn tốc độ xe máy ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) là: 

  • 60km/h đối với đường 2 chiều, đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới 
  • 70km/h đối với đường đôi, đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên

Vi phạm tốc độ dưới 10km/h xe máy có bị xử phạt không?

Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

  1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;”

Như vậy, theo quy định này thì đối với trường hợp xe máy chạy quá tốc độ từ 05 km/h đến dưới 10 km/h thì sẽ bị xử phạt từ 300.000 đến 400.000 đồng và không bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước Giấy phép lái xe.

Đối với lỗi chạy quá tốc độ này thì Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định mức xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng tức là quy định mới hiện nay đã tăng mức xử phạt lên 300.000 đồng.

Vi phạm tốc độ từ 10 đến 20km/h xe máy bị xử phạt thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

  1. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;”

Như vậy, theo quy định này thì đối với trường hợp xe máy chạy quá tốc độ từ 10 km/h đến đến 20 km/h sẽ bị xử phạt từ 800.000 đến 1.000.000 đồng và không bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước Giấy phép lái xe.

Đối với lỗi chạy quá tốc độ này thì Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định mức xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tức là quy định mới hiện nay đã tăng mức xử phạt lên 50.000 đồng.

Vi phạm tốc độ từ 10 đến 20km/h xe máy bị xử phạt thế nào?
Vi phạm tốc độ từ 10 đến 20km/h xe máy bị xử phạt thế nào?

Mức xử phạt đối với lỗi xe máy chạy quá tốc độ trên 20km/h

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 7 và điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

  1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
  2. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
    c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;”

Như vậy, theo quy định này thì đối với trường hợp xe máy chạy quá tốc độ từ trên 20 km/h thì từ ngày 01/01/2020 sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 đến 5.000.000 đồng và bị tước Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.

Đối với lỗi chạy quá tốc độ này thì Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định mức xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng bị tước Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng tức là quy định mới hiện nay đã tăng mức xử phạt lên 1.000.000 đồng và tăng số tháng bị tước giấy phép lái xe lên 01 tháng.

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Vi phạm tốc độ từ 10 đến 20km/h xe máy bị xử phạt thế nào?”. Hy vọng sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp

Tốc độ tối đa của các loại xe khi tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư là bao nhiêu?

Theo Điều 6 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, tốc độ tối đa của các loại xe khi tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) được quy định như sau:
– Tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: tối đa 60 km/h.
– Tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: tối đa 50 km/h.
– Riêng xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự: tối đa 40 km/h.

Máy kéo, xe máy chuyên dùng chạy quá tốc độ bị xử phạt bao nhiêu?

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến 10km/h (Điểm a Khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h (Điểm a Khoản 4 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm a Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h (Điểm b Khoản 6 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Ai có thẩm quyền xử phạt người có hành vi điều khiển xe máy, xe ô tô mà chạy quá tốc độ từ 10km/h-20km/h?

Những người có thẩm quyền xử phạt người có hành vi điều khiển xe máy, xe ô tô mà chạy quá tốc độ từ 10km/h-20km/h:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;
– Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ mà mình được giao.

5/5 - (1 vote)

Bài viết này có giúp ích cho bạn?

Registration confirmation will be emailed to you.