Xử lý trung tâm đăng kiểm nhận hối lộ năm 2023

Thông tin tác giả | Tham khảo

Đăng kiểm là cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kiểm tra, giám sát, xác nhận việc tuân thủ những tiêu chuẩn để bảo đảm an toàn vận hành các phương tiện cơ giới đường bộ và đường thuỷ, an toàn của người và hàng hóa ở trên phương tiện vận chuyển đó. Hiện nay, có xuất hiện tình trạng đăng kiểm viên họ đã nhận hối lộ từ chủ xe để bỏ qua lỗi và cấp giấy đăng kiểm đạt điều này là một hành vi trách pháp luật và đã được quy định để xử lý. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư giao thông để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Trung tâm đăng kiểm nhận hối lộ” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Điều kiện thành lập trung tâm đăng kiểm xe cơ giới

Căn cứ theo Điều 5, 6, 7 Nghị định 139/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 5. Điều kiện chung

Tổ chức đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định, nhân lực theo quy định tại Nghị định này và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị đăng kiểm do Bộ Giao thông vận tải ban hành được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới.”

“Điều 6. Điều kiện về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định

1. Mặt bằng đơn vị đăng kiểm là nơi dùng để bố trí các công trình phục vụ việc kiểm định xe cơ giới trên cùng một khu đất, có diện tích được quy định như sau:

a) Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại I, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.250 m2;

b) Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại II, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.500 m2;

c) Đối với đơn vị đăng kiểm có hai dây chuyền kiểm định, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 2.500 m2;

d) Đối với đơn vị đăng kiểm có từ 03 (ba) dây chuyền kiểm định trở lên thì diện tích sử dụng cho hoạt động kiểm định từ dây chuyền thứ 3 trở lên tăng thêm tương ứng cho mỗi dây chuyền không nhỏ hơn 625 m2.

2. Xưởng kiểm định

a) Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại I: Kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) là 30 x 4 x 3,5 (m);

b) Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại II: Kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) là 36 x 5 x 4,5 (m);

c) Đối với xưởng kiểm định có nhiều dây chuyền kiểm định bố trí cạnh nhau thì khoảng cách giữa tâm các dây chuyền kiểm định không nhỏ hơn 4 m và khoảng cách từ tâm dây chuyền ngoài cùng đến mặt trong tường bao gần nhất của xưởng kiểm định không nhỏ hơn 2,5 m;

d) Đối với trường hợp dây chuyền kiểm định bố trí tại nhiều xưởng kiểm định thì tổng chiều dài tối thiểu các xưởng kiểm định phải bằng chiều dài tương ứng với loại dây chuyền quy định tại điểm a, điểm b khoản này.

3. Dây chuyền kiểm định phải được bố trí, lắp đặt các thiết bị kiểm tra và dụng cụ kiểm tra phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Giao thông vận tải ban hành, đảm bảo kiểm tra được đầy đủ các hệ thống, tổng thành, chi tiết của xe cơ giới tham gia giao thông để đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của Luật giao thông đường bộ.”

“Điều 7. Điều kiện về nhân lực

Nhân lực trong đơn vị đăng kiểm phải đảm bảo các điều kiện sau:

1. Mỗi dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu 03 đăng kiểm viên, trong đó có ít nhất một đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao.

2. Có phụ trách dây chuyền kiểm định. Mỗi phụ trách dây chuyền kiểm định chỉ được phụ trách tối đa hai dây chuyền kiểm định.

3. Có lãnh đạo đơn vị đăng kiểm và nhân viên nghiệp vụ đáp ứng các quy định tại Nghị định này.”

* Điều kiện chung thành lập trung tâm đăng kiểm xe cơ giới

Tổ chức đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định, nhân lực và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị đăng kiểm do Bộ Giao thông vận tải ban hành được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới.

* Điều kiện về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định

– Mặt bằng đơn vị đăng kiểm là nơi dùng để bố trí các công trình phục vụ việc kiểm định xe cơ giới trên cùng một khu đất, có diện tích được quy định như sau:

+ Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại I, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.250 m2;

+ Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại II, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.500 m2;

+ Đối với đơn vị đăng kiểm có hai dây chuyền kiểm định, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 2.500 m2;

+ Đối với đơn vị đăng kiểm có từ 03 (ba) dây chuyền kiểm định trở lên thì diện tích sử dụng cho hoạt động kiểm định từ dây chuyền thứ 3 trở lên tăng thêm tương ứng cho mỗi dây chuyền không nhỏ hơn 625 m2.

– Xưởng kiểm định:

+ Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại I: Kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) là 30 x 4 x 3,5 (m);

+ Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại II: Kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) là 36 x 5 x 4,5 (m);

+ Đối với xưởng kiểm định có nhiều dây chuyền kiểm định bố trí cạnh nhau thì khoảng cách giữa tâm các dây chuyền kiểm định không nhỏ hơn 4 m và khoảng cách từ tâm dây chuyền ngoài cùng đến mặt trong tường bao gần nhất của xưởng kiểm định không nhỏ hơn 2,5 m;

+ Đối với trường hợp dây chuyền kiểm định bố trí tại nhiều xưởng kiểm định thì tổng chiều dài tối thiểu các xưởng kiểm định phải bằng chiều dài tương ứng với loại dây chuyền quy định tại điểm a, điểm b khoản này.

– Dây chuyền kiểm định phải được bố trí, lắp đặt các thiết bị kiểm tra và dụng cụ kiểm tra phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Giao thông vận tải ban hành, đảm bảo kiểm tra được đầy đủ các hệ thống, tổng thành, chi tiết của xe cơ giới tham gia giao thông để đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của Luật giao thông đường bộ.

* Điều kiện về nhân lực:

Nhân lực trong đơn vị đăng kiểm phải đảm bảo các điều kiện sau:

– Mỗi dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu 03 đăng kiểm viên, trong đó có ít nhất một đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao.

– Có phụ trách dây chuyền kiểm định. Mỗi phụ trách dây chuyền kiểm định chỉ được phụ trách tối đa hai dây chuyền kiểm định.

– Có lãnh đạo đơn vị đăng kiểm và nhân viên nghiệp vụ đáp ứng các quy định tại Nghị định này.

Trình tự thủ tục thành lập trung tâm đăng kiểm xe cơ giới

– Bước 1: Sau khi hoàn thành việc xây dựng, lắp đặt cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị đăng kiểm, tổ chức lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới gửi về Cục Đăng kiểm Việt Nam.

– Bước 2: Trong vòng 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ đầy đủ và phù hợp theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam thông báo cho tổ chức về thời gian kiểm tra, đánh giá thực tế đơn vị đăng kiểm. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không phù hợp theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam phải thông báo cho tổ chức bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do;

– Bước 3: Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo kiểm tra, đánh giá, Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra, đánh giá thực tế.

Kết quả đánh giá được lập thành Biên bản theo mẫu.

Nếu đạt yêu cầu thì cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới trong thời hạn 05 ngày làm việc; nếu kết quả kiểm tra, đánh giá không đạt yêu cầu thì Cục Đăng kiểm Việt Nam phải thông báo bằng văn bản trong vòng 05 ngày làm việc để tổ chức khắc phục và tiến hành kiểm tra, đánh giá lại.

Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác.

– Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới theo mẫu

Xử lý trung tâm đăng kiểm nhận hối lộ

Xử lý trung tâm đăng kiểm nhận hối lộ năm 2023
Xử lý trung tâm đăng kiểm nhận hối lộ năm 2023

Xử lý đăng kiểm viên nhận hối lộ 

Đăng kiểm viên làm việc trong các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới – đơn vị sự nghiệp công lập – được xem là công chức, viên chức hoặc giám đốc, người có chức vụ quyền hạn trong các trung tâm kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới thì đều là chủ thể của tội nhận hối lộ.

Hành vi của những người này sẽ bị xem xét xử lý hình sự theo quy định tại điều 354 Bộ luật hình sự hoặc bị xử lý kỷ luật tùy theo mức độ.

Nếu nhận tiền dưới 2 triệu đồng thì bị xem xét xử lý kỷ luật khiển trách, cảnh cáo đối với công chức, viên chức; với công chức giữ chức vụ quản lý thì bị áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức. Trường hợp nhận tiền dưới 2 triệu nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này thì sẽ bị xem xét xử lý hình sự.

Hành vi nhận tiền từ 2 triệu đồng trở lên đương nhiên bị xử lý hình sự và trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định buộc thôi việc.

Xử lý chủ xe đưa hối lộ

Đối với các chủ xe đưa tiền trực tiếp hoặc qua trung gian cho đăng kiểm viên để bỏ qua lỗi, xe được đăng kiểm, tùy theo mức độ mà bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự về tội đưa hối lộ.

Cụ thể, đối với việc đưa hối lộ dưới 2 triệu đồng, sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng.

“Điều 21. Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ

3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

c) Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ.”

Đối với việc đưa hối lộ từ 2 triệu đồng trở lên, bị xem xét xử lý hình sự theo điều 364 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, trong trường hợp người đưa hối lộ chứng minh được việc mình bị ép buộc để hối lộ và chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ tiền đã dùng để đưa hối lộ.

Trường hợp người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ tiền đã dùng để đưa hối lộ.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Trung tâm đăng kiểm nhận hối lộ” hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan đến vấn đề pháp lý.

Câu hỏi thường gặp

Kiểm tra, bảo dưỡng xe ô tô trước khi mang đi đăng kiểm có được hay không?

Nếu là xe mới mua, chủ xe có thể chỉ cần vệ sinh qua, tuy nhiên đối với xe ô tô cũ đăng kiểm định kỳ thì khâu kiểm tra, vệ sinh xe cần được thực hiện kỹ lưỡng hơn. 
Thông thường, quy trình kiểm tra xe của cơ quan kiểm định sẽ trải qua 5 công đoạn với tổng cộng 56 hạng mục. Nắm bắt được các công đoạn kiểm tra xe của trạm đăng kiểm sẽ giúp cho chủ xe chủ động hơn trong việc vệ sinh, bảo dưỡng ô tô.
Kiểm tra tổng quát xe
Kiểm tra phần trên của xe
Kiểm tra trượt ngang bánh xe dẫn hướng, phanh xe
Kiểm tra tiêu chuẩn môi trường (khí xả)
Kiểm tra phần dưới của xe
Trong các hạng mục trên, chủ xe cần lưu ý nhất đến bộ phận phanh. Bởi theo thống kê, phần lớn các xe ô tô không đạt kiểm định có liên quan đến hệ thống phanh xe.

Nguyên tắc hoạt động dịch vụ kiểm định xe cơ giới như thế nào?

Nguyên tắc hoạt động dịch vụ kiểm định xe cơ giới bao gồm:
– Chỉ những tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới mới được phép hoạt động kiểm định xe cơ giới.
– Tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới. Tính độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính được hiểu như sau:
+ Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý;
+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới không nắm giữ cổ phần hoặc góp vốn trên 10% của tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.

5/5 - (1 vote)

Bài viết này có giúp ích cho bạn?

Registration confirmation will be emailed to you.