Hiện nay Nhà nước ta đã đưa ra các chế tài xử phạt mang tính răn đe và nghiêm ngặt hơn so với các quy định cũ trước đây đối với nhiều hành vi vi phạm về luật giao thông, đặc biệt là các hành vi liên quan đến nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Theo đó, nghị định về việc xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ mới được ban hành và áp dụng đã đưa ra các mức xử phạt cao hơn so với quy định cũ. Sau đây mời các bạn hãy cùng Luật sư Giao thông tìm hiểu về vấn đề ” Mức phạt nồng độ cồn xe ô tô” hiện nay qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Mức độ nguy cơ do uống rượu bia
Rượu bia là các sản phẩm rất thường thấy và được người dân khắp cả nước ta đang sử dụng rộng rãi, tuy nhiên đây là một trong những chất được xếp loại vào các chất gây nguy hại cho sức khỏe của người sử dụng. Vậy nên các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đã đưa ra các đánh giá về nguy cơ do uống rượu bia, qua đó khuyến cáo người dân hạn chế sử dụng.
Để áp dụng can thiệp tại cộng đồng, việc đánh giá nguy cơ do uống rượu, bia dựa theo hướng dẫn trong bộ công cụ sàng lọc AUDIT (Alcohol Use Disorder Identification Test – Công cụ xác định rối loạn do sử dụng rượu, bia) của Tổ chức Y tế thế giới. Khi trả lời 10 câu hỏi của bộ công cụ AUDIT một người có thể có tổng điểm từ 0 đến tối đa là 40.
Dựa vào điểm số để phân loại thành 4 mức độ nguy cơ do uống rượu, bia, bao gồm:
Uống rượu, bia ở mức nguy cơ thấp
Uống rượu, bia ở mức nguy cơ thấp là những người có điểm đánh giá theo bộ công cụ sàng lọc 0 – 7 điểm. Đối với những người thuộc nhóm này, lý tưởng nhất vẫn là không nên uống rượu, bia; nếu đã uống chỉ nên giữ ở mức không quá hai đơn vị cồn/ngày đối với nam giới và không quá một đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá 5 ngày/tuần. Với mức độ này, những hậu quả của rượu, bia đối với sức khoẻ thường ở mức tối thiểu.
Uống rượu, bia ở mức nguy cơ cao
Uống rượu, bia ở mức nguy cơ cao là những người có điểm đánh giá theo bộ công cụ sàng lọc từ 8 – 15 điểm. Uống rượu, bia ở mức độ này dẫn đến nguy cơ cao gây hại cho người uống. Những người này mặc dù có thể chưa biểu hiện những rối loạn hay tổn thương thực thể do uống rượu, bia gây nên, nhưng họ có nguy cơ cao bị chấn thương, có hành vi bạo lực hoặc hành vi liên quan đến pháp luật, giảm khả năng làm việc hoặc gây ra các vấn đề xã hội do tình trạng nhiễm độc rượu, bia cấp tính gây nên; đồng thời có nguy cơ cao mắc các bệnh không lây nhiễm và bệnh mạn tính khác do uống rượu, bia thường xuyên.
Uống rượu, bia ở mức nguy cơ rất cao
Uống rượu, bia ở mức nguy cơ rất cao là những người có điểm đánh giá theo bộ công cụ sàng lọc từ 16 – 19 điểm. Những người uống rượu, bia ở mức này đã thực sự chịu các tổn hại về sức khỏe. Những tổn hại này có thể về thể chất (tổn thương gan, suy chức năng gan, bệnh tim mạch, v.v.) hay rối loạn tâm thần (trầm cảm, loạn thần,v.v.) và/hoặc đã từng bị tai nạn thương tích, gây các hậu quả như bạo lực, vi phạm pháp luật, giảm khả năng lao động và các vấn đề xã hội khác do hậu quả của uống rượu, bia thường xuyên, quá mức.
Nguy cơ lệ thuộc/nghiện rượu, bia
Những người có điểm đánh giá theo bộ công cụ sàng lọc ≥20 điểm là người có nguy cơ lệ thuộc vào rượu, bia được đặc trưng bởi sự thèm muốn (có nhu cầu uống mãnh liệt), mất kiểm soát (không thể ngừng uống mặc dù rất muốn dừng), tăng mức độ dung nạp, ảnh hưởng đến thể chất. Những người uống rượu, bia thuộc nhóm này có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe như: suy giảm chức năng não, khiến bản thân không thể tự chủ về ý thức và hành vi, dần dần suy giảm trí nhớ, trí tuệ, rối loạn cảm xúc, hoang tưởng, ảo giác, ảo ảnh, … ngoài ra còn hủy hoại gan (xơ gan, suy gan, ung thư gan), giãn tĩnh mạch thực quản, xuất huyết dạ dày, viêm tụy, động kinh,…
Hướng dẫn cách tính đơn vị cồn trong rượu bia
Như đã phân tích ở trên thì cồn là một chất có nguy cơ gây ra nhiều tác hại xấu cho sức khỏe của con người như dễ gây ra các loại bệnh, gây suy giảm chức năng hệ thần kinh cũng như các loại nội tạng khác, ngoài ra đây còn là một trong những nhân tố chính gây nên nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm.
– Cồn thực phẩm: là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H5OH và có tên khoa học là ethanol đã được loại bỏ tạp chất, đạt yêu cầu dùng trong thực phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, có khả năng gây nghiện và gây ngộ độc cấp tính.
– Rượu: là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.
– Bia: là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.
Theo định nghĩa như trên thì các đồ uống có cồn khác pha chế với cồn thực phẩm như cocktail, nước trái cây có cồn thực phẩm theo quy trình sản xuất như rượu… cũng được phân loại là rượu.
Khoản 1 Phần I Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 4946/QĐ-BYT ngày 26/11/2020.
Đơn vị cồn là đơn vị đo lường dùng để quy đổi rượu, bia và đồ uống có cồn khác với nồng độ khác nhau về lượng cồn nguyên chất. Một đơn vị cồn tương đương 10 gam cồn (ethanol) nguyên chất chứa trong dung dịch uống.
Cách tính đơn vị cồn trong rượu, bia như sau:
Đơn vị cồn = Dung tích (ml) x Nồng độ (%) x 0,79 (hệ số quy đổi)
Ví dụ: chai bia 330ml và nồng độ cồn 5% sẽ có số gam cồn là:
330 x 0,05 x 0,79 = 13g; tương đương 1,3 đơn vị cồn.
Như vậy, một đơn vị cồn tương đương với:
– 3/4 chai hoặc 3/4 lon bia 330 ml (5%);
– Một chai hoặc một lon nước trái cây/cider/strongbow có cồn loại 330ml (4,5%);
– Một cốc bia hơi 330 ml (4%);
– Một ly rượu vang 100 ml (13,5%);
– Hoặc một ly nhỏ/cốc nhỏ rượu mạnh 40 ml (30%).
Mức phạt nồng độ cồn xe ô tô
Uống rượu bia trước khi điều khiển phương tiện giao thông để lưu thông trên đường là một hành vi gây nguy hiểm cho cả người điều khiển phương tiện lẫn người tham gia giao thông khác đang tham gia giao thông trên đường. Chính vì vậy pháp luật nước ta từ rất lâu đã ban hành các quy định xử phạt những hành vi vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông, đặc biệt là ô tô.
Mức phạt nồng độ cồn được quy định rõ tại Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô như sau:
Khoản 6: Phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Điểm c: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá ngưỡng 0,25mg/1l khí thở.
+ Ngoài ra còn bị áp dụng hình phạt bổ sung: Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5)
Khoản 8: Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Điểm c: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50mg đến 80mg trên 100ml máu hoặc vượt quá mức 0,25mg đến 0,4mg trên 1l khí thở.
+ Ngoài ra còn bị áp dụng hình phạt bổ sung: Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm g Khoản 11 Điều 5)
Khoản 10: Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Điểm a: Điều khiển trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/1l khí thở.
+ Điểm b: Không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ (CSGT).
+ Ngoài ra còn bị áp dụng hình phạt bổ sung: Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm h Khoản 11 Điều 5).
Như vậy, theo quy định nêu trên thì mức phạt khi điều khiển xe ô tô mà trong cơ thể có nồng độ cồn cao nhất là 40.000.000 đồng. Hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng và sẽ bị tạm giữ xe ô tô tối đa 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
Mời bạn xem thêm:
- Những điều cảnh sát giao thông không được làm khi dừng xe?
- Cảnh sát giao thông được dừng xe trong trường hợp nào?
- Tụ tập xem cảnh sát 141 thổi nồng độ cồn bị xử lý thế nào?
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về vấn đề ” Mức phạt nồng độ cồn xe ô tô”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc, vướng mắc xin vui lòng gửi đến Luatsugiaothong.com để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Câu hỏi thường gặp
Bên cạnh việc bị xử phạt hành chính và tước giấy phép lái xe thì người điều khiển phương tiện giao thông nếu có vi phạm về nồng độ cồn còn có thể bị tạm giữ phương tiện.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, để ngăn chặn hành vi vi phạm, Cảnh sát giao thông được phép tạm giữa xe đối với các hành vi vi phạm tại các điều khoản của Nghị định 100 gồm:
“a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;
b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;
c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;
d) Điểm q khoản 1; điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d khoản 4 Điều 8;
đ) Khoản 9 Điều 11;
e) Điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 4; điểm d, điểm đ, điểm e khoản 5 Điều 16;
g) Khoản 2 Điều 17;
h) Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;
i) Khoản 1; điểm a, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 21;
k) Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm m khoản 7; điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 8; điểm c khoản 9 Điều 30;
l) Điểm b khoản 6 Điều 33.“
Từ căn cứ trên, có thể thấy các hành vi vi phạm về nồng độ cồn đều có thể bị tạm giữ xe đối với chủ điều khiển các loại xe.
Cụ thể người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm về nồng độ cồn nêu trên.
Và theo khoản 4 Điều này, khi phương tiện bị tạm giữ, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.
Theo Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về tạm giữ xe (hay tạm giữ phương tiện) là một hình thức xử phạt, trong đó:
– Người có thẩm quyền xử phạt nồng độ cồn được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày, trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
Như vậy, vi phạm nồng độ cồn có thể bị giữ xe đến 7 ngày.
Lưu ý: Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.