Tụ tập xem cảnh sát 141 thổi nồng độ cồn bị xử lý thế nào?

Thông tin tác giả | Tham khảo

Dạo gần đây giới trẻ đây có phòng tràoXem chốt“, đó là đứng tụ tập ở vỉa hè, cầu vượt, quán trà đá gần nơi có cảnh sát 141 hay CSGT đang làm nhiệm vụ bắt người vi phạm hành chính, thổi nồng độ cồn ô tô, xe máy,… đặc biệt xem các giới trẻ “thông chốt”; một số khác còn lấy điện thoại quay chụp, livetreams, đăng lên các trang mạng xã hội, kèm với đó là những dòng trạng thái giật tít, dễ gây hiểu lầm. Vậy hành vi này có bị cấm hay không, nếu không bị cấm mà vẫn muốn xem, người dân cần lưu ý gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Có được tụ tập xem cảnh sát 141 thổi nồng độ cồn không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, người dân được quyền quay phim, chụp ảnh cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ nhưng không được làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của họ, phải thực hiện bên ngoài khu vực cho phép và phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

Tại khoản 5 Điều 11 Thông tư số 67/2019/TT-BCA ngày 28/11/2019 của Bộ Công an, việc giám sát thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp phải đáp ứng các điều kiện sau:

“a) Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ;

b) Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông);

c) Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Trong đó “khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông” quy định tại điểm b, được hiểu là nơi được giới hạn bằng cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng để cán bộ, chiến sĩ thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và an ninh, trật tự.

Việc cho phép người dân quay phim, chụp ảnh cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ sẽ góp phần đảm bảo việc thực thi pháp luật, ngăn chặn hành vi tiêu cực trong lực lượng cảnh sát giao thông. Song để đảm bảo việc này được đúng quy định của pháp luật, người dân cần lưu ý:

– Quay phim, chụp ảnh phải khách quan, trung thực, không được cắt ghép chỉnh sửa. Trường hợp cắt ghép nhằm đưa thông tin phiến diện, tuyên truyền, phát tán trên mạng xã hội, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của cảnh sát giao thông, lợi dụng vào đó kích động, lôi kéo, dụ dỗ người dân tham gia chống phá chính quyền là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà người thực hiện có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Quay phim, chụp ảnh phải đảm bảo không ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ của cảnh sát giao thông; chỉ thực hiện trong khu vực cho phép, không được quay phim, chụp ảnh trong khu vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông hoặc các nơi có biển cấm hoặc quy định hạn chế quay phim, chụp hình…

Như vậy người dân hoàn toàn có thể đứng xem chốt, quay phim chụp ảnh CSGT đang làm nhiệm vụ nhưng bắt buộc phải đảm bảo những tiêu chí, điều kiện mà pháp luật quy định.

Tụ tập xem cảnh sát 141 thổi nồng độ cồn bị xử lý thế nào?

Trong trường hợp người có hành vi ghi hình tổ công tác 141 hoặc cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ nhưng không đảm bảo các điều kiện nêu trên, lại sử dụng hình ảnh đó để phát trực tiếp lên mạng xã hội với động cơ xấu thì bị coi là hành vi thu thập, sử dụng thông tin, hình ảnh mà không được sự cho phép, đồng ý của cá nhân người đang thi hành công vụ cũng như của tổ chức đang thi hành nhiệm vụ. Tùy từng trường hợp cụ thể, người thực hiện hành vi đó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về xử phạt vi phạm hành chính: Theo điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020, người có hành vi “thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật” có thể bị phạt tiền 10-20 triệu đồng.

Ngoài ra, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021, hành vi tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng có thể bị phạt tiền 1-2 triệu đồng.

Đối với trường hợp hành vi vi phạm có mức độ nghiêm trọng, người có hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Gây rối trật tự công cộng hoặc tội Chống người thi hành công vụ theo Điều 318 và Điều 330 Bộ luật hình sự 2015.

Lập nhóm báo chốt CSGT có vi phạm không?

Trên các trang mạng xã hội Facebook, Zalo gần đây, rất nhiều đối tương đã lập các hội nhóm, group với mục đích “báo chốt“. Vậy với hành vi báo chốt CSGT như vậy, sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo Thông tư 67/2019/TT-BCA cho phép nhân dân giám sát hoặt động của lực lượng CSGT trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Tuy nhiên, người dân không được tùy tiện đưa các thông tin, hình ảnh CSGT đang thực hiện nhiệm vụ lên các mạng xã hội, đăng tin trong các hội nhóm

Trường hợp lập nhóm Facebook, Zalo và đưa các thông tin, hình ảnh về chốt CSGT lên đó, người dân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.

Lỗi vi phạm được xác định ở đây là hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật. Mức phạt đặt ra đối với cá nhân báo chốt CGST là từ 05 đến 10 triệu đồng (theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).

Trên đây là bài viết tư vấn về vấn đề “Tụ tập xem cảnh sát 141 thổi nồng độ cồn bị xử lý như thế nào?“. hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc, vướng mắc cần giải đáp xin vui lòng gửi đến Luatsugiaothong.com để được hỗ trợ kịp thời.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Thấy chốt CSGT, gọi điện báo cho bạn bè có bị xử phạt không?

Câu trả lời là KHÔNG. Điểm d khoản 1 Điều 3 Luật xử phạt vi phạm hành chính đã nêu rõ “Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định”
Trong khi đó, pháp luật lại không có quy định nào cấm việc gọi điện, báo tin cho người khác về địa điểm lập chốt CSGT; đồng thời cũng không có điều khoản nào quy định về mức phạt đối với hành vi này.
Do đó, hành vi gọi điện, nhắn tin cho bạn bè báo địa điểm lập chốt CSGT sẽ không bị phạt.

Xuống xe dắt bộ qua chốt có vi phạm không?

Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ (khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008).
Về nguyên tắc chỉ người tham gia giao thông mới phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường và chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. Theo đó, người dắt xe không vi phạm Luật Giao thông đường bộ, không bị xử phạt hành chính.
Tuy nhiên, nếu trước đó người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều… thấy CSGT nên dắt bộ xe qua để tránh bị kiểm tra thì vẫn bị xử phạt về hành vi vi phạm trước đó.

5/5 - (3 votes)

Bài viết này có giúp ích cho bạn?

Registration confirmation will be emailed to you.