Mức xử phạt khi chưa đủ tuổi lái xe gây tai nạn chết người

Thông tin tác giả | Tham khảo

Cha mẹ nếu như cho con chưa đủ tuổi chạy xe gây ra tai nạn chết người có thể chịu trách nhiệm hình sự theo Nhà nước quy định. Theo Luật Giao thông đường bộ hiện hành, hành vi giao xe hay để chocon của mình chưa đủ tuổi để điều khiển phương tiện xe là hành vi vi phạm pháp luật. Căn cứ vào mức độ gây tai nạn thì sẽ có mức xử phạt sẽ khác nhau. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư giao thông để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Chưa đủ tuổi lái xe gây tai nạn chết người” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Giao thông đường bộ 2008
  • Bộ luật Hình sự 2015

Điều kiện độ tuổi của người tham gia giao thông

  • Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
  • Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
  • Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc;
  • Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc;
  • Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc

Chưa đủ tuổi lái xe gây tai nạn chết người

Mức phạt đối với người chưa đủ tuổi lái xe mô tô, gắn máy

Căn cứ khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt đối với người chưa đủ tuổi lái xe quy định như sau:

  • Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
  • Phạt tiền từ 400.000 đồng – 600.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;

Như vậy, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy sẽ áp dụng hình thức xử phạt hành chính nhẹ nhất đó là phạt cảnh cáo. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, có thể bị phạt tiền lên đến 600.000 đồng.

Về trách nhiệm dân sự

Người gây tai nạn giao thông sẽ phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường, đối với trường hợp gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải bồi thường những khoản sau:

  • Thiệt hại của tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng, dựa trên giám định thực tế mức độ thiệt hại
  • Lợi ích của chủ tài sản gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút. Ví dụ trước khi bị tai nạn, người bị thiệt hại dùng chiếc xe của mình để hành nghề taxi, nay xe bị hư hỏng sẽ dẫn đến thu nhập của người này bị giảm sút- người gây tai nạn phải bồi thường khoản thiệt hại này
  • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại như chi phí thuê địa điểm trông giữ xe…

Đối với trường hợp gây thiệt hại sức khỏe của người khác sẽ phải bồi thường những khoản sau:

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại như tiền thuê phương tiện đưa người bị hại đi cấp cứu, tiền thuốc, chi phí khám chữa bệnh, chi phí thẩm mỹ phục hồi sức khỏe..
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại, người bị thiệt hại được bồi thường khoản này nếu trước khi bị tai nạn họ là người có thu nhập; điều đó được hiểu những người không có thu nhập sẽ không được bồi thường khoản này.
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị, đây là những khoản chi phí mà thân nhân người bị hại phải bỏ ra để giúp người bị thiệt hại phục hồi sức khỏe và khoản tiền thu nhập bị giảm sút trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại
  • Tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là khoản tiền động viên của người gây thiệt hại để bù đắp cho những mất mát của gia đình người bị hại, thông thường khoản tiền này sẽ do hai bên thương lượng; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Đối với trường hợp gây thiệt hại đến tính mạng người khác thì phải bồi thường những khoản sau:

  • Những thiệt hại bồi thường cho người bị thiệt hại về sức khỏe như đã phân tích ở trên, trong trường hợp người bị thiệt hại bị xâm phạm sức khỏe trước khi mất
  • Chi phí hợp lý cho việc mai táng gồm có các chi phí liên quan như mua quan tài, khăn tang, hương hoa nến, thuê xe tang
  • Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Tiền bù đắp tinh thần, cũng giống như trường hợp xâm phạm đến sức khỏe, các bên sẽ thỏa thuận về mức bù đắp; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trong trường hợp người gây tai nạn giao thông là người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi thì trách nhiệm bồi thường sẽ do chính người đó thực hiện bằng tài sản của mình, nếu không có tài sản thì cha mẹ người đó sẽ phải bồi thường phần còn thiếu.

Trách nhiệm hình sự

Về tai nạn giao thông đường bộ thì Bộ luật hình sự có quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (điều 260), một người sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này khi:

  • Có hành vi vi phạm là vi phạm các quy tắc về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; người vi phạm có thể là do cố ý hoặc vô ý
  • Có thiệt hại xảy ra: thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng ở mức độ như sau:

Về tài sản: gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên

Về sức khỏe: gây thương tích, tổn hại sức khỏe của 1 người với tỷ lệ 61% trở lên hoặc của 2 người và tổng tỷ lệ là từ 61-121%

Về tính mạng: làm chết một người

Thiệt hại càng lớn thì mức phạt tù tương ứng sẽ càng cao

  • Hậu quả: có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại, có nghĩa chính hành vi vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại.

Người đang 17 tuổi, chưa đủ 18 tuổi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự khi đáp ứng đủ các yếu tố trên; bởi theo quy định Bộ luật hình sự thì người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Theo như thông tin cung cấp thì người phạm tội là người 17 tuổi, chưa có giấy phép lái xe, như đã phân tích ở trên khi kết luận của công an chứng minh hành vi cấu thành tội phạm thì mức phạt có thể áp dụng là từ 3 đến 10 năm tù theo khoản 2 điều 260

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Chưa đủ tuổi lái xe gây tai nạn chết người hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan đến vấn đề pháp lý.

Câu hỏi thường gặp

Hành vi cha mẹ giao xe cho con chưa có giấy phép có bị xử lý không?

Mặc dù pháp luật về an toàn giao thông cũng đã quy định rõ các điều kiện về độ tuổi dành cho người tham gia giao thông.
Tuy nhiên, các bạn học sinh ở độ tuổi dưới quy định lại thường xuyên sử dụng xe máy là phương tiện di chuyển khi đi học, đến trường hay đi chơi. Dạo gần đây, có rất nhiều vụ tai nạn giao thông phần lớn rơi vào trường hợp người lái xe chưa đủ tuổi tham gia giao thông hay người tham gia giao thông chưa có giấy phép lái xe.
Điều này càng cho thấy sự thiếu sót trong quản lý con em của các bậc phụ huynh. Mặc dù người gây tai nạn là chính các bạn nhưng đối với các bậc phụ huynh cũng có phần lỗi khi thiếu giám sát.
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 về các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó quy định tại khoản 9, 10:
Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.
Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.
Do đó, khi người tham gia giao thông chưa đủ tuổi hay chưa có giấy phép lái xe gây tai nạn cho người khác thì chính người lái xe và cả người giao xe cho người chưa đủ điều kiện đều có hành vi vi phạm pháp luật.

Chưa đủ tuổi lái xe gây tai nạn phải chịu trách nhiệm dân sự khi ảnh hưởng đến sức khoẻ của người khác như thế nào?

Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại như tiền thuê phương tiện đưa người bị hại đi cấp cứu, tiền thuốc, chi phí khám chữa bệnh, chi phí thẩm mỹ phục hồi sức khỏe..
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại, người bị thiệt hại được bồi thường khoản này nếu trước khi bị tai nạn họ là người có thu nhập; điều đó được hiểu những người không có thu nhập sẽ không được bồi thường khoản này.
Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị, đây là những khoản chi phí mà thân nhân người bị hại phải bỏ ra để giúp người bị thiệt hại phục hồi sức khỏe và khoản tiền thu nhập bị giảm sút trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại
Tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là khoản tiền động viên của người gây thiệt hại để bù đắp cho những mất mát của gia đình người bị hại, thông thường khoản tiền này sẽ do hai bên thương lượng; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

5/5 - (1 vote)

Bài viết này có giúp ích cho bạn?

Registration confirmation will be emailed to you.