Ngoài người điều khiển giao thông và đèn tín hiệu, biển báo giao thông đường bộ cũng giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ tại Việt Nam đứng vị trí rất quan trọng, không quá khi chúng ta nói rằng những biển báo đó vô cùng cần thiết, để người tham gia có thể căn cứ vào đó di chuyển được đễ dàng cũng như để duy trì trật tự, an toàn giao thông, giúp xe và phương tiện, người tham giao thông đi lại một cách bình thường, tránh gât ra những ùn tắc trong giờ cao đểm và hạn chế tai nạn giao thông. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư giao thông để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Các biển báo giao thông đường bộ” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Luật Giao thông đường bộ 2008
Khái niệm biến báo giao thông
Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về khái niệm biển báo giao thông, tuy nhiên, có thể hiểu, biển báo giao thông là các biển hiệu được đặt trên đường để biểu thị, truyền đạt các thông tin đến người tham gia giao thông.
Theo khoản 1 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 thì hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
Như vậy, biển báo giao thông thuộc hệ thống báo hiệu đường bộ. Nếu ở cùng một khu vực mà đồng thời có các hình thức báo hiệu khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh theo thứ tự sau:
- Đầu tiên là hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
- Thứ hai là hiệu lệnh của đèn tín hiệu;
- Thứ ba là hiệu lệnh của biển báo giao thông;
- Thứ tư là hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên đường.
Lưu ý: Trường hợp ở một vị trí đã có biển báo cố định lại có biển khác có tính chất tạm thời mà 02 biển có ý nghĩa khác nhau thì phải chấp hành theo biển báo có tính chất tạm thời.
Các biển báo giao thông đường bộ
Biển báo cấm
Biển báo cấm là biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm.
Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ/chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt).
Biển báo cấm có mã P (cấm) và DP (hết cấm).
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được dùng để báo cho người tham gia giao thông biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường. Khi gặp biển báo nguy hiểm và cảnh báo, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn.
Biển báo nguy hiểm có mã W, ví dụ như W.201 (a,b) – Chỗ ngoặt nguy hiểm; W.212 – Cầu hẹp; W.227 – Công trường…
Biển báo nguy hiểm/cảnh báo chủ yếu có hình tam giác đều, ba đỉnh lượn tròn; một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên trên, trừ biển W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên” đỉnh tương ứng hướng xuống dưới.
Biển báo hiệu lệnh
Biển hiệu lệnh là biển báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt).
Biển hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền xanh lam, hình vẽ màu trắng. Nếu hết hiệu lệnh thường sử dụng vạch chéo màu đỏ kẻ từ trên xuống và từ phải qua trái đè lên hình màu trắng. Biển hiệu lệnh có mã R và R.E.
Biển báo chỉ dẫn
Biển báo chỉ dẫn dùng để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết nhằm giúp người tham gia giao thông trong việc điều khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn.
Biển chỉ dẫn có hình vuông hoặc hình chữ nhật hoặc hình mũi tên, nền màu xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng. Nếu nền màu trắng thì hình vẽ và chữ viết màu đen trừ một số trường hợp ngoại lệ.
Biển phụ, biển viết bằng chữ
Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo chính nhằm thuyết minh, bổ sung để hiểu rõ, trừ biển số S.507 “Hướng rẽ” được sử dụng độc lập.
Biển phụ có mã S, SG và SH như: Biển S.501: Phạm vi tác dụng của biển; Biển số S.502: Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu; Biển S.H,3 (a,b,c): Hướng tác dụng của biển…
Biển phụ có dạng: Hình chữ nhật/hình vuông, nền màu trắng, hình vẽ, chữ viết màu đen. Nếu nền màu xanh lam thì chữ viết màu trắng.
Các biển phụ đều được đặt ngay phía dưới biển chính ngoại trừ biển S.507 sử dụng độc lập được đặt ở phía lưng đường cong đối diện với hướng đi/đặt ở giữa đảo an toàn nơi đường giao nhau.
Cơ quan có thẩm quyền thẩm quyền lắp đặt biển báo hiệu giao thông đường bộ
Theo đó, trách nhiệm tổ chức giao thông quy định rằng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
Dẫn đến khoản 1 Điều này đã nêu rằng việc tổ chức giao thông sẽ bao gồm các nội dung như:
+ Phân làn, phân luồng, phân tuyến và quy định thời gian đi lại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
+ Quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe; lắp đặt báo hiệu đường bộ;
+ Thông báo khi có sự thay đổi về việc phân luồng, phân tuyến, thời gian đi lại tạm thời hoặc lâu dài; thực hiện các biện pháp ứng cứu khi có sự cố xảy ra và các biện pháp khác về đi lại trên đường bộ để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
Do đó, trong tổ chức giao thông thì bao gồm cả việc lắp đặt báo hiệu đường bộ.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền lắp đặt biển báo hiệu giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý, còn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải lắp đặt biển báo hiệu trên hệ thống quốc lộ.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Quy định chi tiết về biển báo làn đường khẩn cấp
- Dự thảo mới của Bộ Công an về biển số định danh có bao nhiêu số
- Biển số xe Lào Cai SaPa bao nhiêu?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Các biển báo giao thông đường bộ“ hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan đến vấn đề pháp lý.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Nghị định 100, lỗi không tuân thủ biển báo và vạch kẻ đường mới nhất có khung phạt như sau:
Đối với ô tô: Bị phạt từ 200.000 – 400.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông, tài xế sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe khoảng 2 – 4 tháng.
Đối với xe máy: Bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông, người lái sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe khoảng 2 – 4 tháng.
Bên cạnh đó, lỗi không chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của biển báo hay vạch kẻ đường còn được quy định riêng trong trường hợp đi qua đường ngang, cầu chung và hầm đường sắt. Cụ thể, mức phạt trong trường hợp này như sau:
Đối với người đi bộ: Bị phạt từ 60.000 – 100.000 đồng.
Đối với xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ: Bị phạt từ 80.000 – 100.0000 đồng.
Đối với xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện: Bị phạt từ 200.000 – 300.000 đồng.
Đối với xe ô tô và các xe tương tự ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng: Bị phạt từ 800.000 – 1.000.000 đồng.
Thứ nhất, giúp người tham gia giao thông điều khiển phương tiện đúng luật
Mỗi loại đường ở các địa phương khác nhau đều có những đặc điểm, quy định riêng về tốc độ, làn đường… Lúc này, biển báo có nhiệm vụ giúp người tham gia giao thông điều khiển phương tiện đi theo đúng quy định về tốc độ, làn đường…để không vi phạm luật giao thông, đảm bảo an toàn cũng như tránh “tiền mất tật mang
Thứ hai, tạo ra văn hóa giao thông tốt đẹp
Khi lưu thông trên đường, người điều khiển phương tiện thường hay gặp những trường hợp không ai nhường ai. Tức là khi đi qua một ngã ba, ngã tư nào đó mà không có những biển hiệu giao thông, ai cũng muốn đi trước để kịp công việc của mình hoặc đơn giản là muốn nhanh đến nơi để tránh nắng nóng trên đường. Điều này có thể dẫn đến những khó chịu, cãi vã, xô xát. Nếu có biển báo giao thông, mọi người sẽ dễ dàng tuân thủ đồng nhất, từ đó tạo nên văn hóa giao thông tốt đẹp.
Thứ ba, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông
Các loại biển chỉ dẫn, biển nguy hiểm, biển cấm…nói chung đều có một tác dụng chính đó là giúp đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Chẳng hạn như: Biển chỉ dẫn giúp lái xe không đi sai làn đường; Biển nguy hiểm cảnh bảo trước những chướng ngại vật sắp tới để tài xế cảnh giác hơn; Biển cấm giúp tài xế không thực hiện những hành vi có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác.