CSGT có được tự lái xe của người vi phạm về trụ sở?

Thông tin tác giả | Tham khảo

Câu hỏi: Chào luật sư, hôm trước con tôi có đi chơi với bạn và trộm lấy xe máy của vợ tôi để chở bạn khi đi chơi thì có bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe và kiểm tra giấy tờ xe. Lúc đó con tôi là người điều khiển xe và năm nay nó mới 17 tuổi nên chưa đủ tuổi và chưa có giấy phép lái xe nên đã bị lập biên bản xử phạt, ngoài ra thì xe nhà tôi còn bị tạm giữ và đồng chí cảnh sát giao thông có lái xe nhà tôi về trụ sở cơ quan công an. Luật sư cho tôi hỏi là trong trường hợp này thì “CSGT có được tự lái xe của người vi phạm về trụ sở” hay không ạ?. Mong luật sư giải đáp.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, để tìm hiểu các quy định về xử phạt vi phạm giao thông cũng như để giải đáp thắc mắc của mình thì mời bạn hãy cùng Luật sư giao thông tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Quy trình xử phạt vi phạm giao thông đường bộ

Trong quá trình tham gia giao thông của người dân thì không khó để có thể bắt gặp các trường hợp người tham gia giao thông vi phạm các quy định của luật giao thông đường bộ. Những hành vi vi phạm này sẽ phải bị ngăn chặn và xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành theo đúng quy trình xử phạt về hành vi vi phạm giao thông đường bộ.

Bước 1: Lực lượng có thẩm quyền dừng và xử lý phương tiện

Theo Khoản 1 và Khoản 3 Điều 87 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: “Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.

Tại Điều 8 Thông tư 32/2023/TT-BCA đã nêu rõ quyền của CSGT trong khi thực hiện tuần tra, kiểm soát như sau:

– Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008; kiểm soát người và phương tiện giao thông, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông  và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về an toàn vận tải đường bộ.

Việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau:

– An toàn, đúng quy định của pháp luật;

– Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;

– Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Bước 2: Chào hỏi theo điều lệ của ngành và yêu cầu kiểm tra, xuất trình giấy tờ

CSGT luôn phải có thái độ kính trọng, lễ phép, tận tụy, đúng mực. Vì thế họ thực hiện chào bạn theo đúng hiệu lệnh Công an nhân dân (trừ trường hợp bạn có dấu hiệu tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã hoặc có hành vi thiếu văn hóa…).

Kiểm tra, kiểm soát giấy tờ

Sau khi thực hiện hiệu lệnh chào CSGT sẽ nói: “Yêu cầu ông (bà, anh, chị…) cho chúng tôi kiểm soát các loại giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện”.

Trong trường hợp CSGT thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phải nói lời: “Xin lỗi ông (bà, anh, chị…) cho chúng tôi kiểm soát các loại giấy tờ liên quan và kiểm soát phương tiện”.

Bao gồm:

– Giấy phép lái xe

– Giấy đăng ký xe.

– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

– Các giấy tờ khác có liên quan đến người, phương tiện, hoạt động vận tải

Cảnh sát giao thông phải đối chiếu các giấy tờ này với nhau

Sau đó kiểm tra điều kiện tham gia giao thông của phương tiện và các hoạt động vận tải đường bộ như kiểm soát quy cách, kích thước hàng hóa, phương tiện vận tải, đồ vật có cất giấu tang vật…

Bước 3: Xử phạt vi phạm giao thông

Có 2 trường hợp có khả năng xảy ra:

Thứ nhất là xử phạt không lập biên bản

CSGT chỉ được phép không lập biên bản trong trường hợp sau:

– Phạt cảnh cáo.

– Phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân và 500.000 đồng đối với tổ chức.

Nếu không lập biên bản thì CSGT phải lập Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Việc Thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản được quy định cụ thể tại Điều 69 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012:

– Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt 01 bản. Trường hợp người chưa thành niên bị xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

– Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt và phải nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt.

Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này.

CSGT có được tự lái xe của người vi phạm về trụ sở

Thứ hai là xử phạt lập biên bản

Không thuộc trường hợp không lập biên bản nêu trên, trường hợp này thì CSGT phải lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính cùng với việc giữ bằng lái xe. Và buộc bạn phải đến Kho bạc Nhà nước nộp tiền phạt mới được phép lấy lại bằng lái xe .

Hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính gồm: Biên bản vi phạm hành chính, Quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.

– Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

CSGT có được tự lái xe của người vi phạm về trụ sở?

Theo quy định của pháp luật giao thông hiện hành thì trong các trường hợp tạm giữ phương tiện giao thông của các hành vi vi phạm luật giao thông thì lực lượng cảnh sát giao thông sẽ không được tự ý điều khiển phương tiện của người vi phạm về trụ sở tạm giữ xe mà chỉ trong một số trường hợp đặc biệt, CSGT mới được phép lái xe của người vi phạm.

Căn cứ các quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì CSGT có quyền lập biên bản, tạm giữ phương tiện vi phạm khi người điều khiển phương tiện không có bằng lái, có nồng độ cồn trong cơ thể, hoặc dương tính với ma túy.

Việc tạm giữ phải tuân thủ quy định tại Điều 125 luật Xử lý vi phạm hành chính. CSGT phải có quyết định tạm giữ bằng biên bản đối với phương tiện của người vi phạm. Phương tiện bị tạm giữ sẽ được lực lượng chức năng thực hiện niêm phong, ghi nhận hiện trạng.

Nếu tại thời điểm lập biên bản, ra quyết định tạm giữ, chủ phương tiện không có mặt tại hiện trường hoặc có mặt nhưng lại không đủ điều kiện điều khiển xe về trụ sở thì lực lượng chức năng sẽ điều xe cẩu đưa phương tiện về nơi tạm giữ.

CSGT cũng có thể trực tiếp điều khiển phương tiện bị tạm giữ về trụ sở với điều kiện chủ xe hoặc người vi phạm phải đi cùng trên xe để giám sát.

Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông như thế nào?

Luật giao thông đường bộ cũng như trong các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định rõ về việc lực lượng cảnh sát giao thông sẽ được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ theo quy định. Trong trường hợp dừng xe của người tham gia giao thông thì cảnh sát giao thông sẽ phải ra hiệu lệnh về việc dừng xe này.

– Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông của Cảnh sát giao thông được thực hiện thông qua một trong các tín hiệu hoặc kết hợp đồng thời các tín hiệu sau:

+ Gậy chỉ huy giao thông, còi, loa, tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát;

+ Các tín hiệu khác theo quy định của pháp luật, gồm: Biển báo hiệu, cọc tiêu, hàng rào chắn.

– Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông khi kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông

+ Cán bộ Cảnh sát giao thông lựa chọn vị trí phù hợp, đứng nghiêm, hướng về phía phương tiện giao thông cần kiểm soát, phát hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông ở khoảng cách bảo đảm an toàn; tay phải cầm gậy chỉ huy giao thông đưa lên và chỉ vào phương tiện giao thông cần kiểm soát, đồng thời thổi hồi còi dứt khoát, hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp, an toàn để kiểm soát;

+ Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ và dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của Cảnh sát giao thông.

– Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông khi đang ngồi trên phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát cơ động

+ Trường hợp phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát đi cùng chiều và ở phía trước phương tiện giao thông cần kiểm soát

Cán bộ Cảnh sát giao thông cầm gậy chỉ huy giao thông đưa sang ngang phía bên phải hoặc bên trái phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát (tùy theo phần đường, làn đường phương tiện giao thông cần kiểm soát đang lưu thông), sau đó đưa lên theo phương thẳng đứng, vuông góc với mặt đất; sử dụng còi, loa, phát tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát, hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp, an toàn để kiểm soát.

Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ và dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của cán bộ Cảnh sát giao thông;

+Trường hợp phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát đi cùng chiều và ở phía sau phương tiện giao thông cần kiểm soát

Cán bộ Cảnh sát giao thông sử dụng loa, phát tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát; hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp, an toàn để kiểm soát. Trường hợp cần thiết, nếu bảo đảm an toàn, phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát có thể vượt lên phía trước phương tiện giao thông cần kiểm soát và thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông theo quy định tại điểm a khoản này.

Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ và dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của cán bộ Cảnh sát giao thông.

Mời bạn xem thêm:

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về vấn đề ” CSGT có được tự lái xe của người vi phạm về trụ sở”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc, vướng mắc xin vui lòng gửi đến Luatsugiaothong.com để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

CSGT có được rút chìa khóa xe của người vi phạm không?

Tại Điều 8 Thông tư 32/2023/TT-BCA đã nêu rõ quyền của CSGT trong khi thực hiện tuần tra, kiểm soát như sau:
– Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008; kiểm soát người và phương tiện giao thông, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông…
– Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định.
– Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

– Được trang bị, sử dụng phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ; phương tiện thông tin liên lạc; phương tiện kỹ thuật khác theo quy định…
– Được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện giao thông khi có tình huống ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông…
– Thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong các quyền nêu trên không bao gồm việc rút và giữ chìa khóa xe của người vi phạm. 

CSGT có được tự ý dừng xe người đi đường không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA, CSGT khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát chỉ được phép dừng xe người đi đường trong 04 trường hợp sau:
1 – Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
2 – Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội đã được ban hành.
3 – Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; của cơ quan chức năng về dừng phương tiện để kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các vi phạm pháp luật khác.
4 – Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và xe tham gia giao thông.
Ngoài các trường hợp đã nêu, CSGT không được tùy tiện yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe.

5/5 - (1 vote)

Bài viết này có giúp ích cho bạn?

Registration confirmation will be emailed to you.