Đi xe máy điện có bị thổi nồng độ cồn không?

Thông tin tác giả | Tham khảo

Hiện nay tình trạng các vụ tai nạn giao thông do sử dụng rượu, bia đang trở nên rất phổ biến và đang được toàn xã hội quan tâm khi mà nó đã gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với người tham gia giao thông cũng như làm ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế của đất nước. Vậy nên để kiểm soát hành vi này thì việc kiểm tra nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông là điều rất cần thiết dành cho mọi công dân tham gia giao thông. Vậy thì “Đi xe máy điện có bị thổi nồng độ cồn” hay không?. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây của Luật sư giao thông nhé.

Quy định về xe máy điện

Trong cuộc sống thường ngày xung quanh ta thì không khó để bắt gặp hình ảnh các loại xe máy điện đang tham gia giao thông. Hiện nay với sự phát triển của nên khoa học công nghệ thì các loại xe đang ngày càng hiện đại và được sử dụng rộng rãi, trong đó có xe máy điện với nhiều chức năng hiện đại và thông minh.

Theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 thì “Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h;

Một chiếc xe máy điện về cơ bản hoạt động giống như một chiếc xe máy tay ga chạy bằng khí đốt. Động cơ của xe máy điện được thay thế bởi pin hoặc ắc quy lưu trữ năng lượng điện. 

Một xe điện chạy bằng pin sẽ có kích thước động cơ lớn và thường được gắn ở khung gầm giữa thân xe. Xích và bánh răng kết nối động cơ trực tiếp với bánh sau.

Tùy thuộc vào loại pin được sử dụng, tuổi thọ pin trong một chiếc xe máy điện có thể dao động trong khoảng từ 1,5 đến 10 năm. Một số loại pin Lithium đang được sử dụng trên thị trường như: pin Lithium-ion, pin lithium-photphat, pin lithium-ion-photphat, pin axit chì, pin hydride niken-kim loại. Để xe có thể di chuyển, cần cung cấp điện cho pin xe, thời gian sạc tối thiểu 2-3 giờ. 

Động cơ điện này là động cơ sạc vì không dầu bôi trơn và không có khói thải. Bên cạnh đó, động cơ không gây tiếng ồn khi sử dụng.

Căn cứ vào Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định về đăng ký xe. Theo đó, căn cứ Điều 1 về phạm vi điều chỉnh của Nghị định. Thông tư này quy định việc cấp, đổi, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định của Luật giao thông đường bộ, bao gồm: Xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự; xe máy chuyên dùng của Công an sử dụng vào mục đích an ninh (sau đây gọi chung là đăng ký xe)“.

Như vậy, hiện nay những loại xe phải thực hiện đăng ký xe bao gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự; xe máy chuyên dùng của Công an sử dụng vào mục đích an ninh (sau đây gọi chung là đăng ký xe).

Do đó, xe đạp điện là một trong những phương tiện hiện nay không phải thực hiện đăng ký xe. Còn xe máy điện thì bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký xe.

Đi xe máy điện có bị thổi nồng độ cồn

Đi xe máy điện có bị thổi nồng độ cồn hay không?

Việc có nồng độ cồn trong cơ thể (thường là sau khi sử dụng rượu bia) khi tham gia giao thông đã và đang là một trong những nguyên nhân dẫn tới những va chạm, hay những vụ tai nạn giao thông không đáng có. Vậy nên khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông có thể sẽ bị lực lượng chức năng yêu cầu phải thổi nồng độ cồn.

Để hạn chế tình trạng người dân lái xe sau khi sử dụng rượu bia. Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi. 

Ngoài ra, tại khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, được sửa bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019, người tham gia giao thông bị nghiêm cấm điều khiển phương tiện khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. 

Do xe máy điện là một loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nên việc điền khiển phương tiện này mà có nồng độ cồn trong máu là hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008:

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.

3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.

4. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.

5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.

6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.

7. Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.

8. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn

Đối với người vi phạm, căn cứ xử phạt lỗi này quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ).

Theo đó, Nghị định mới nêu rõ, xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm nồng độ cồn. Cụ thể như sau:

– Phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng.

– Phạt tiền từ 4 – 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng.

– Phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.

Như vậy, khi điều khiển xe máy điện tham gia giao thông vẫn sẽ bị thổi nồng độ cồn, nếu vi phạm thì sẽ bị xử phạt theo các quy định cụ thể của pháp luật.

 Xe máy điện khác gì với xe đạp điện

Xe đạp điện hay xe máy điện đều đang là những phương tiện giao thông rất được ưa chuộng tại nước ta hiện nay bởi những ưu điểm và sự tiện lợi mà hai loại xe này mang lại. Tuy các phương tiện này khá phổ biến nhưng nhiều người vẫn chưa biết cách phân biệt hai loại xe này với nhau, vậy thì xe máy điện khác xe đạp điện như thế nào?, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Về hình thức bên ngoài

Xe máy điện không có bàn đạp hỗ trợ như xe đạp điện.

Mặt đồng hồ của xe máy điện phức tạp và hiển thị được nhiều thông số hơn của xe đạp điện.

Xe máy điện chỉ có một yên liền trong khi xe đạp điện thường có 2 yên tách rời.

Xe đạp điện thường có giỏ xe ở đằng trước còn xe máy điện không có giỏ và có cốp ở dưới yên để người dùng có thể để các đồ dùng cần thiết.

Xe máy điện có đèn xi nhan ở cả phía trước và phía sau trong khi xe đạp điện thường là không có. Đèn pha của xe máy điện có thể chiếu được ở 2 chế độ là gần và xa, còn xe đạp điện thì chỉ có một chế độ mà thôi.

Xe máy điện thì có phần khung sườn lòi ra ngoài ít bởi thường nó được bao bọc bằng lớp nhựa bảo vệ, còn xe đạp điện thì có phần khung sườn lòi ra lên tới hơn 50%.

Về động cơ

Xe máy điện là những xe điện có công suất động cơ lớn hơn 350W còn xe đạp điện thì ngược lại có công suất bé hơn 350W.

Về phanh xe

Xe máy điện sử dụng cả phanh cơ và phanh đĩa trong khi xe đạp điện chỉ sử dụng phanh cơ mà thôi.

Về loại ắc quy sử dụng

Xe máy điện sử dụng loại ắc quy loại lớn 12V- 20A/ 1 cục trong khi xe đạp điện sử dụng ắc quy loại nhỏ 12V-12A/ 1 cục. Bình ắc quy tối thiểu của xe máy điện là 48V-20A, còn tối đa của xe đạp điện là 48V- 12A.

Về trọng lượng

Các xe máy điện thường có trọng lượng lớn hơn 50kg, trong khi đó trọng lượng xe đạp điện bé hơn 50kg.

Về tải trọng

Các xe máy điện có trọng tải lớn hơn xe đạp điện. Nó có tải trọng lớn hơn 120kg và con số này đối với xe đạp điện là bé hơn 120kg.

Về các chức năng

Xe máy điện thường có chức năng báo chống trộm còn rất ít xe đạp điện có tính năng này.

Mời bạn xem thêm:

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về vấn đề ” Đi xe máy điện có bị thổi nồng độ cồn”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc, vướng mắc xin vui lòng gửi đến Luatsugiaothong.com để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Không uống rượu nhưng vẫn có nồng độ cồn thì có bị phạt không?

Có không ít trường hợp lực lượng chức năng ghi nhận người điều khiển xe máy điện có nồng độ cồn trong cơ thể dù họ không uống rượu bia hay thức uống ga. Thực tế, việc sử dụng một số thực phẩm dễ lên men như: nho, sầu riêng, chuối, siro cảm cúm,… đều có thể sinh ra lượng cồn nhỏ. 
Trong trường hợp này, người điều khiển phương tiện có thể ngồi nghỉ, đợi thổi lại nồng độ cồn trong khí thở hoặc đề nghị chuyển sang đo nồng độ cồn trong máu.

Khi nào Cảnh sát giao thông được kiểm tra nồng độ cồn?

Khoản 1 Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông do Bộ trưởng Bộ Công An ban hành quy định cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
1. Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
d) Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Như vậy theo quy định trên thì trực tiếp phát hiện được những dấu hiệu của hành vi vi phạm hoặc theo tin báo, tố giác thì cảnh sát giao thông có thể yêu cầu người điều khiển phương tiện dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn.

5/5 - (1 vote)

Bài viết này có giúp ích cho bạn?

Registration confirmation will be emailed to you.