Giờ cấm xe tải 500kg Hà Nội

Thông tin tác giả | Tham khảo

Xe tải là loại xe tô tô vận chuyển hàng hóa có tải trọng lớn, cũng bởi vì đây là x chuyên chở hàng hóa nên cường độ đi lại của loại xe này là rất lớn, điều này khôgn những gây tác động đến cấu tạo của đường giao thông mà đây cũng là một trong những nhân tố gây ùn tắc giao thông và có thể gây cản trở sự lưu thông của các loại phương tiện khác. Vậy nên hiện nay một số nơi đã áp dụng quy định cấm xe tải trên một khung giờ nhất định nào đó. Vậy thì “Giờ cấm xe tải 500kg Hà Nội” hiện nay như thế nào?, hãy cùng Luật sư Giao thông tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Quy định về xe tải

Với sự phát triển của nên kinh tế xã hội thì nhu cầu vận chuyển các loại hàng hóa từ nơi này đến nơi khác ngày càng lớn, vậy nên các loại phương tiện giao thông với mục đích để vận chuyển hàng hóa đã được ra đời, trong số đó thì xe tải là loại xe đang được sử dụng để vận chuyển hàng hóa nhiều nhất hiện nay với nhiều loại xe với các tải trọng khác nhau.

Căn cứ pháp lý: Điểm 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ

Ô tô tải (hay còn gọi là xe tải) là xe ô tô có kết cấu và trang bị chủ yếu để chuyên chở hàng hóa (bao gồm cả ô tô đầu kéo, ô tô kéo rơ moóc và các loại xe như xe PICK UP, xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 950 kg trở lên).

Căn cứ Quy chuẩn 41:2019/BGTVT thì xe tải dưới 1,5 tấn sẽ không còn là xe con.

Ôtô con (hay còn gọi là xe con) là ôtô được xác định theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, để chở người không quá 9 chỗ ngồi kể cả chỗ người lái.Xe bán tải (xe pick-up), xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 950kg, xe 3 bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400kg, trong tổ chức giao thông, được xem là xe con.

+ Còn ôtô tải (hay còn gọi là xe tải) là ôtô có kết cấu và trang bị chủ yếu để chuyên chở hàng hóa bao gồm cả ôtô đầu kéo, ôtô kéo rơmoóc và các loại như xe pick-up, xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 950 kg trở lên.

Ta dễ dàng nhận thấy việc pháp luật có sự thay đổi này là do nguyên nhân các xe tải dưới 1,5 tấn lợi dụng việc mình được xem như là xe con mà tham gia các hoạt động giao thông trong nội đô các thành phố lớn một cách hỗn loạn, không có sự điều chỉnh gây ra một hậu quả lớn cho công tác điều tiết giao thông tại các thành phố lớn nhất là ở những đô thị cấm xe tải đi vào nội thành theo giờ, theo đường như Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Việc Quy chuẩn 41:2019/BGTVT bỏ quy định xem xe tải dưới 1,5 tấn là xe con là thực sự cần thiết và phù hợp.

Các loại xe tải phổ biến nhất trên thị trường

Theo nhu cầu vận chuyển của mọi người, qua các giai đoạn khác nhau xe tải cũng chia ra thành các loại xe khác nhau để đáp ứng nhu cầu vận chuyển của mọi người theo khối lượng hàng hóa.

Định nghĩa xe tải hạng nhẹ

Theo quy định về trọng tải của bộ giao thông vận tải, xe tải hạng nhẹ là những loại xe tải có trọng lượng dưới 6,3 tấn. Ưu điểm của loại xe tải hạng nhẹ là vận chuyển hàng hóa dễ dàng và cực kỳ linh hoạt khi đi trong các con đường nhỏ hoặc hẻm sâu. Xe tải hạng nhẹ thì thường được các doanh nghiệp vừa và nhỏ ưu tiên sử dụng, các doanh nghiệp lớn sẽ lựa chọn xe tải hạng nhẹ khi cần vận chuyển hàng hóa tới nơi vùng sâu vùng xa đường đi nhỏ hẹp

Xe tải hạng trung

Xe tải tầm trung sẽ có kích thước lớn hơn những loại xe tải hạng nhẹ. Trọng lượng quy định của xe tải cỡ trung là từ 6,5 tấn đến khoảng 15 tấn. Đây là loại xe tải phổ biến nhất tại Việt Nam. Ưu điểm của loại xe tải hạng trung là để vận chuyển vật liệu xây dựng, hàng hóa số lượng nhiều phù hợp với hệ thống giao thông cả thành thị và nông thôn ở Việt Nam, những cung đường không quá hẹp.

Xe tải hạng nặng

Xe tải hạng nặng là loại xe có trọng lượng lớn nhất được phép lưu thông trên đường bộ. Trong lượng xe tải hạng nặng có thể lên đến 40 tấn, tuy nhiên ở Việt Nam chỉ cho phép trọng lượng tối đa 20 tấn. Loại xe này chủ yếu là xe vận tải đường dài hoặc các loại xe móc để chở các container lớn ở cảng.

Xe tải ben

Xe tải ben là xe tải chuyên dụng và có khả năng tự đổ hàng hóa thường dùng để chở cát, sỏi, vật liệu xây dựng… Xe tải ben có thùng chứa hàng phía sau với kích thước từ 1 khối đến 15 khối và có piston thủy lực để nâng phía trước cho phép để giúp hàng hóa trong thùng xe đổ xuống mặt đất mà không cần người bốc vác. Người ta phân loại xe tải ben theo số lượng giàn lốp, mỗi bên giàn lốp có 3 bánh thì gọi là xe ben 3 chân, 4 bánh thì gọi là xe ben 4 chân. 

Giờ cấm xe tải 500kg Hà Nội

Giờ cấm xe tải 500kg Hà Nội

Theo quy định về việc hoạt động ủa các phương tiện tham gia giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng thì đối với mỗi một loại xe tải có tải trọng khác nhau sẽ áp dụng các quy định về việc cấm xe tải trong những khung giờ khác nhau, cụ thể như sau:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Quyết định 06/2013/QĐ-UBND, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Quyết định 24/2020/QĐ-UBND quy định như sau:

“Điều 5. Thời gian hoạt động của các loại phương tiện trong khu vực hạn chế

1. Các loại ô tô tải có trọng tải toàn bộ xe cho phép đến 1,50 tấn (không bao gồm xe bán tải ‘xe Pickup’, xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 950kg) chỉ được hoạt động ngoài giờ cao điểm trên các tuyến đường.
Cấm hoạt động trong giờ cao điểm.”

Giờ cao điểm: là khoảng thời gian được quy định như sau: Sáng từ 6h00’ đến 9h00’, chiều từ 16h00’ đến 19h30’ hàng ngày theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 06/2013/QĐ-UBND, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 24/2020/QĐ-UBND.

Như vậy, theo quy định trên, trường hợp của bạn xe tải dưới 1,25 tấn thì chỉ được lưu thông trong nội thành thành phố Hà Nội ngoài khung giờ cao điểm các tuyến đường.

Theo quy định trên thì ở Hà Nội xe tải 500kg và những loại xe tải với trọng lượng dưới 1.25 tấn sẽ bị cấm vào khung giờ từ 6 giờ sáng đến 9 giờ sáng và 13 giờ chiều đến 21 giờ đêm. Ngoài các khung giờ quy định thì các phương tiện này có thể lưu thông bình thường.  Xe ô tô tải có trọng tải 500kg không được đi vào nội thành Hà Nội trong khung giờ cao điểm.

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 06/2013/QĐ-UBND, được sửa đổi bởi điểm b khoản 6 Điều 1 Quyết định 24/2020/QĐ-UBND về phân công trách nhiệm như sau:

“Điều 8. Phân công trách nhiệm

1. Giao Sở Giao thông Vận tải

2. Công an thành phố có trách nhiệm
a. Chỉ đạo các lực lượng chức năng hướng dẫn, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm quy định này theo thẩm quyền.
b) Chấp thuận xe ô tô tải có trọng tải toàn bộ xe cho phép đến 10 tấn, xe ô tô vận tải hành khách được hoạt động trong phạm vi hạn chế theo luồng tuyến nhất định, ngoài thời gian cho phép hoạt động theo quy định này khi có ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố.
c. Phối hợp, hỗ trợ Sở Giao thông vận tải giám sát thực hiện Quy định này.

3. Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội
Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Công an Thành phố và các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc Quy định hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

4. Trách nhiệm của UBND các quận, huyện, thị xã
…”
Theo quy định nêu trên, Công an thành phố có trách nhiệm chấp thuận xe ô tô tải có trọng tải toàn bộ xe cho phép đến 10 tấn, xe ô tô vận tải hành khách được hoạt động trong phạm vi hạn chế theo luồng tuyến nhất định, ngoài thời gian cho phép hoạt động theo quy định này khi có ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố.

Những tuyến đường thực hiện quy định giờ cấm tại Hà Nội

Theo quy định mà Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành ra thì trường hợp quy định về giờ cấm đối với xe tải không phải sẽ áp dụng đối với tất cả mọi tuyến đường trong nội thành hiện nay mà theo đó chỉ có một số đường cụ thể sẽ áp dụng những khung giờ cấm như sau:

  • Đoạn đường Phạm Hùng đến nút giao thông 70 nằm trên tuyến đường Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Đại Lộ Thăng Long.
  • Đại Lộ Thăng Long đến đường 72 – đây là đoạn thuộc đường 70.
  • Đoạn đường 70 đến đường Lê Trọng Tấn, quận Hà Đông, thuộc đường 72.
  • Đoạn đường Lê Trọng Tấn, quận Hà Đông đến Phúc La, Văn Phú, Phùng Hưng thuộc quận Hà Đông.
  • Đoạn đường từ Ngã ba Phan Trọng Tuệ đến ngã ba Pháp Vân bao gồm có các đoạn đường Cầu Bươu, Phan Trọng Tuệ, Ngọc Huệ.
  • Đoạn đường trở vào trung tâm thành phố từ Pháp Vân, Cầu Thanh Trì, Nguyễn Văn Linh, Ngô Gia Tự.
  • Đoạn từ Cầu Chui đến Nguyễn Sơn thuộc đường Nguyễn Văn Cừ.
  • Đoạn từ cầu Chui đến Ngô Gia Khảm thuộc đường Ngọc Lâm.
  • Đoạn từ cầu Vân Đồn đến Minh Khai, trải qua các tuyến đường thuộc Ngô Gia Khảm, cầu Vĩnh Tuy, Nguyễn Khoái.
  • Đoạn từ Minh Khai đến Nguyễn Tam Trinh thuộc Minh Khai.
  • Đoạn từ Pháp Vân đến Kim Đồng thuộc các tuyến đường Nguyễn Tam Trinh, Pháp Vân.

Ngoài ra, có 20 tuyến đường cấm xe tải không được phép hoạt động. Vì thế, các bạn cần tìm hiểu kỹ để tránh vi phạm và có lộ trình thuận lợi.

Mời bạn xem thêm:

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về vấn đề ” Giờ cấm xe tải 500kg Hà Nội”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc, vướng mắc xin vui lòng gửi đến Luatsugiaothong.com để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Mức phạt khi xe tải vi phạm quy định giờ cấm tại Hà Nội ra sao?

heo Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 06/2013/QĐ-UBND quy định mọi hành vi vi phạm Quy định này của tổ chức, cá nhân sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe vệ sinh môi trường, xe ô tô chở phế thải, vật liệu rời và xe chở hàng khác thực hiện hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải trong đô thị như sau:
“Điều 27. Xử phạt người điều khiển xe vệ sinh môi trường, xe ô tô chở phế thải, vật liệu rời và xe chở hàng khác thực hiện hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải trong đô thị
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe không chạy đúng tuyến, phạm vi, thời gian quy định.
2. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.”
Theo đó, người điều khiển xe chở hàng khác cụ thể là xe ô tô tải dưới 1,25 tấn đi vào khung giờ cao điểm quy định không được phép lưu thông thì bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Đồng thời, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi trên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Vì sao có giờ cấm xe tải vào thành phố?

Thông thường, các loại xe tải chỉ được di chuyển vào thời gian ngoài giờ hành chính. Các tuyến phố nội thành vào giờ hành chính sẽ không có các loại hình xe dạng này hoạt động. Lý do đơn giản là vì các xe này bị cấm hoạt động trong một khung giờ nhất định. 
Với mật độ dân cư dày đặc, Hà Nội là tỉnh, thành phố có tình trạng ùn tắc giao thông đáng báo động nhất cả nước. Để giải quyết tình trạng này, giải pháp cấm xe tải đi vào thành phố được đề xuất và phê duyệt. Theo đó, thành phố ban hành văn bản quy định các khung giờ cụ thể và tuyến đường cụ thể cấm xe tải. Quy định này được điều chỉnh bởi Quyết định 06/2013/QĐ-UBND. 

5/5 - (1 vote)

Bài viết này có giúp ích cho bạn?

Registration confirmation will be emailed to you.