Phí giữ xe tai nạn giao thông tại Hà Nội bao nhiêu?

Thông tin tác giả | Tham khảo

Chào luật sư giao thông, tôi rất hay theo dõi bài viết của Luật sư giao thông để tìm hiểu quy định về luật giao thông và các lỗi phạt. Tôi đang có một thắc mắc muốn được giải đáp. Con tôi đi học ở Hà Nội, vừa rồi do cháu đi nhanh nên gây tai nạn giao thông nhưng không để lại hậu quả gì nghiêm trọng. Con tôi đã bị cảnh sát giao thông thu giữ xe. Hết thời hạn thì tôi lên lấy lại xe thì được yêu cầu phải nộp phí giữ xe tai nạn giao thông. Luật sư cho tôi hỏi có loại phí này không và Phí giữ xe tai nạn giao thông tại Hà Nội bao nhiêu?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề mình thắc mắc nhé

Thời hạn tạm giữ là bao nhiêu ngày?

Tùy vào lỗi vi phạm mà sẽ có thời hạn tạm giữ xe khác nhau. Theo quy định khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bởi điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính như sau:

– Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.

Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 của Luật này nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 của Luật này thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này. Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.

Người có thẩm quyền tạm giữ phải ra quyết định tạm giữ, kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Phí giữ xe tai nạn giao thông tại Hà Nội bao nhiêu?

Khi bị thu xe và bị tạm giữ xe do gây tai nạn giao thông thì phải nộp chi phí tạm giữ xe cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định tại khoản 4, điều 16 Nghị định 138/2021/NĐ-CP, khi đến nhận lại tang vật, phương tiện, tổ chức, cá nhân vi phạm phải nộp phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ.

4. Chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ

a) Tổ chức, cá nhân vi phạm khi đến nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ không thuộc trường hợp bị tịch thu phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ.

Tổ chức, cá nhân vi phạm không phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện hoặc tổ chức, cá nhân vi phạm được giao giữ, bảo quản phương tiện theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định này;

b) Cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện trong trường hợp tự tổ chức lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc tổ chức được cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện thuê để lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện được trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ;

c) Mức chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.

Hiện nay, giá giữ xe vi phạm giao thông tại Hà Nội được quy định tại Quyết định 44/2017/QĐ-UBND, cụ thể:

Nội dung thuĐơn vị tínhMức thu
– Xe máy, xe lamđồng/xe/ngày đêm8.000
– Xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện, xe xích lôđồng/xe/ngày đêm5.000
– Xe ô tô đến 9 ghế ngồi và xe tải từ 2 tấn trở xuốngđồng/xe/ngày đêm70.000
– Xe từ 10 ghế ngồi trở lên và xe tải trên 2 tấn trở lênđồng/xe/ngày đêm90.000

Trường hợp phương tiện bị tạm giữ có quyết định tịch thu

  • Đối với xe đạp, xe máy điện, xe đạp điện, xe xích lô
Địa điểm trông giữĐơn vị tínhMức thu
– Tại các quậnđồng/xe/tháng40.000
– Tại các huyện; thị xã Sơn Tâyđồng/xe/tháng30.000
  • Đối với xe máy, xe lam:
Địa điểm trông giữĐơn vị tínhMức thu
– Tại các quậnđồng/xe/tháng70.000
– Tại các huyện; thị xã Sơn Tâyđồng/xe/tháng50.000
  • Giá trông giữ xe ô tô

– Mức thu đối với loại xe tính theo ghế ngồi (xe con, xe du lịch, xe khách)

Địa điểm trông giữMức thu (đồng/tháng)
Đến 9 ghế ngồiTừ 10 ghế đến 24 ghế ngồiTừ 25 ghế đến 40 ghế ngồiTrên 40 ghế ngồi
– Tại 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa1.500.0001.600.0001.700.0001.800.000
– Tại các quận còn lại900.0001.000.0001.100.0001.200.000
– Tại thị xã Sơn Tây và các huyện500.000600.000700.000800.000

– Mức thu đối với loại xe tính theo tải trọng (xe tải)

Địa điểm trông giữMức thu (đồng/tháng)
Đến 2 tấnTrên 2 tấn đến 7 tấnTrên 7 tấn
– Tại các quận600.000700.000900.000
– Tại thị xã Sơn Tây và các huyện500.000600.000750.000
Phí giữ xe tai nạn giao thông tại Hà Nội bao nhiêu

Thủ tục lấy xe bị tạm giữ như thế nào?

Khi người vi phạm hoặc chủ phương tiện cần lấy lại phương tiện đã bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ phải làm thủ tục tiếp nhận phương tiện theo quy định. Tuy nhiên, có thể nhiều người chưa biết để lấy lại xe bị cơ quan chức năng tịch thu cần những thủ tục gì? Hãy cùng theo dõi các thủ tục thu hồi xe bị tạm giữ của cơ quan chức năng dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Thủ tục nhận lại phương tiện vi phạm giao thông bị tạm giữ theo khoản 1, 2 và 3 Điều 16 Nghị định 138/2021/NĐ-CP như sau:

– Việc trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.

– Người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, tịch thu thực hiện việc trả lại hoặc chuyển tang vật, phương tiện khi đã có quyết định trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc quyết định chuyển tang vật, phương tiện theo trình tự như sau:

+ Kiểm tra quyết định trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc quyết định chuyển tang vật, phương tiện; kiểm tra thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người đến nhận.

+ Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của người quản lý. 

Việc giao, nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được lập thành biên bản;

+ Trường hợp chuyển tang vật, phương tiện cho cơ quan điều tra, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc cơ quan giám định thì người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải lập biên bản về số lượng, khối lượng, trọng lượng, đặc điểm, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng của tang vật, phương tiện. 

Biên bản được lập thành 02 bản có chữ ký của bên giao và bên nhận, mỗi bên giữ 01 bản;

+ Đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu đã được xác lập quyền sở hữu toàn dân hoặc đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản thì:

Cơ quan của người đã ra quyết định tịch thu trước đó phối hợp với cơ quan được giao chủ trì xử lý tài sản tổ chức chuyển giao tài sản và hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến tài sản cho cơ quan, tổ chức tiếp nhận.

– Người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề sau khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc sau khi đã chuyển tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm báo cáo người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm giữ, tịch thu trước đó về kết quả đã thực hiện.

Trên đây là giải đáp của Luật sư giao thông về ” Phí giữ xe tai nạn giao thông tại Hà Nội bao nhiêu?” Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về luật giao thông hoặc các vấn đề pháp lý khác đừng ngần ngại đặt câu hỏi cho chúng tôi nhé.

 Câu hỏi thường gặp

Trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu như thế nào?

Trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
Người ra quyết định tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.
Trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Người trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định tạm giữ, tịch thu về việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện

Bị mất biên bản tạm giữ bằng lái xe có lấy được bằng lái ra không?

Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
Như vậy trong trường hợp này thì khi lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính thì bieenbanr này được lập thành hai bản và giao cho cá nhân vi phạm hành chính 01 bản và do đó thì mà 01 tờ biên bản trên sẽ được cơ quan có thẩm quyền lưu trữ và bạn tới nộp phạt kèm theo giấy tờ trình bày về việc mất biên bản thì có thể tiến hành nộp phạt và lấy lại bằng lái xe.

5/5 - (1 vote)

Bài viết này có giúp ích cho bạn?

Registration confirmation will be emailed to you.