Quy định xử phạt khi xe máy đâm vào ô tô xử lý thế nào

Thông tin tác giả | Tham khảo

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội nhu cầu di chuyển để sử dụng xe máy, xe ô tô cá nhân khi tham gia giao thông ngày lớn. Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, người điều khiển phương tiện khi tham gia giao sẽ thông phải tuân thủ pháp luật, an toàn khi tham gia giao thông, mặc dù vậy có khá nhiều trường hợp ô tô đang dừng đỗ lại bị xe máy đâm gây ra tai nạn giao thông. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư giao thông để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Xe máy đâm vào ô tô xử lý thế nào” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Bộ Luật Hình Sự 2015

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có tai nạn giao thông xảy ra như sau:

  • Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  • Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Việc bồi thường thiệt hại phải tuân thủ nguyên tắc sau:

  • Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  • Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
  • Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  • Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Theo Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015, phương tiện giao thông được coi là nguồn nguy hiểm cao độ. Vì vậy, chủ sở hữu, người chiếm hữu, người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ PHẢI BỒI THƯỜNG thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại; thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng và tình thế cấp thiết.

Xe máy đâm vào ô tô xử lý thế nào?

Quy định xử phạt khi xe máy đâm vào ô tô xử lý thế nào

Xe máy tự đâm vào ô tô chết người tại chổ thì ai sẽ là người bồi thường? Theo quy định tại khoản 3 Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau:

Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

  • Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

Xe máy tự đâm vào ô tô chết người tại chỗ thì chủ của xe ô tô sẽ không có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho người chạy xe máy; bởi lỗi lúc này là do người chạy xe máy tự gây ra. Chính vì thế mà người đi xe máy phải là người phải bồi thường thiệt hại cho chủ của chiếc xe ô tô nếu có thiệt hại xảy ra và chủ của chiếc xe ô tô yêu cầu bồi thường. Trong trường hợp xe máy tự đâm vào ô tô là do sự kiện bất khả kháng thì không cần phải bồi thường cho chủ xe ô tô (theo quy định tại khoản 2 Điều 584).

Xe máy được xác định theo quy định tại Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 là nguồn nguy hiểm cao độ. Theo quy định thì chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:

– Người nào có hành vi xâm phạm đến tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan quy định khác.

– Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

– Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều 584 Bộ Luật Dân sự 2015.

Lưu ý: Trong trường hợp xe máy từ đâm vào xe ô tô là do:

  • Bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
  • Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Trong trường hợp người chạy xe máy là chủ của chiếc xe và là người có lỗi khi tự đâm vào chiếc xe ô tô; nhưng do người này đã mất cho nên những người thừa kế di sản của chủ của chiếc xe sẽ là người bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 2 Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015.

Thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do bị tai nạn giao thông

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Theo đó hồ sơ khởi kiện gồm:

  • Đơn khởi kiện bồi thường thiệt hại do bị tai nạn giao thông;
  • Giấy tờ nhân thân (CMND; sổ hộ khẩu… bản sao chứng thực);
  • Các giấy tờ chứng minh thiệt hại (giấy ra viện; biên bản giám định sức khỏe….);
  • Các giấy tờ chứng minh lỗi của người gây thiệt hại (biên xác minh tai nạn…);
  • Các giấy tờ liên quan khác;…

Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Xe máy đâm vào ô tô xử lý thế nào” hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan đến vấn đề pháp lý.

Câu hỏi thường gặp

Xe đi mượn gây tai nạn thì ai phải bồi thường?

Bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Trong trường hợp người chạy xe máy là chủ của chiếc xe và là người có lỗi khi tự đâm vào chiếc xe ô tô; nhưng do người này đã mất cho nên những người thừa kế di sản của chủ của chiếc xe sẽ là người bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 2 Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015.

Trường hợp nào lái xe gây tai nạn chết người không phải ngồi tù?

Tuy nhiên vẫn còn có một số trường hợp lái xe gây tai nạn giao thông làm chết người nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:
– Thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự
Miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 29 Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS 2015). Theo đó, miễn trách nhiệm hình sự là việc một người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (không phải chịu các hình phạt quy định trong BLHS nhưng vẫn tính là án tích) đối với tội phạm mà mình thực hiện khi đáp ứng được các điều kiện quy định tại điều 29.
– Thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự
Loại trừ trách nhiệm hình sự được quy định tại chương IV Bộ luật Hình sự 2015.
Loại trừ trách nhiệm hình sự là việc một người không phải chịu trách nhiệm hình sự, hành vi của họ không bị xem là tội phạm và không bị xem là có án tích.
– Chưa đủ tuổi truy cứu trách nhiệm hình sự

5/5 - (3 votes)

Bài viết này có giúp ích cho bạn?

Registration confirmation will be emailed to you.