Câu hỏi: Chào luật sư, con gái tôi năm nay 12 tuổi và hiện đang học lớp 6, hôm trước con gái tôi đang trên đường đạp xe đi học về thì bị một chiếc xe máy lao tới và đâm vào con gái tôi khiến cho con gái tôi bị gãy chân và bị xây xước nhiều chỗ khác. Sau khi cơ quan côgn an điều tra thì phát hiện người lái xe máy đâm vào con gái tôi đó đã sử dụng rượu bia trước khi lái xe nên mới mất tay lái và đâm vào con gái tôi. Luật sư cho tôi hỏi là hành vi “Uống rượu gây tai nạn bị phạt bao nhiêu” theo quy định ạ?. Mong luật sư giải đáp.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, để tìm hiểu các quy định liên quan đến việc xử phạt hành vi lái xe sau khi đã uống rượu bia cũng như để giải đáp thắc mắc của mình thì mời bạn hãy cùng Luật sư Giao thông tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mức phạt với hành vi uống rượu bia khi lái xe
Theo quy định của Luật giao thông cũng như các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành khác thì đều có nội dung xác định rằng hành vi sử dụng rượu bia sau đó điều khiển phương tiện tham gia giao thông là hành vi gây nguy hiểm và vi phạm pháp luật, vậy nên hành vi này sẽ bị xử phạt thích đáng.
Đối với ô tô
Căn cứ tại điểm c khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm c khoản 8 Điều 5, điểm a khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm e, điểm g, điểm h khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển ô tô và các loại xe ô tô mà có nồng độ cồn trong người sẽ bị xử phạt như sau:
STT | Hành vi | Mức xử phạt |
1 | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở | Từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng.Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng |
2 | Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Bị phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng.Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. |
3 | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở | Bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng.Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. |
Theo đó, mức phạt cao nhất đối với người điều khiển xe ô tô tham gia giao thông ngày Tết uống rượu bia lái xe có thể bị phạt đến 40 triệu đồng và bị tước Giấy phép lái xe 2 năm
Đối với xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy
Căn cứ điểm c khoản 6 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; điểm b khoản 7 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; điểm a khoản 9 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; điểm d khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm đ khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm e khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng mà có nồng độ cồn trong người sẽ bị xử phạt như sau:
STT | Hành vi | Mức xử phạt |
1 | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở | Bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng. |
2 | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở | Sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng.Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng. |
3 | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở | Bị phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng.Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng. |
Theo đó, mức phạt cao nhất đối với người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dụng uống bia rượu khi tham gia giao thông là phạt tiền 18 triệu đồng đồng thời Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) đến 24 tháng.
Uống rượu gây tai nạn bị phạt bao nhiêu?
Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền và tước giấy phép lái xe như đã phân tích ở trên thì đối với hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sau khi đã uống rượu bia mà gây tai nạn thì sẽ còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại, cụ thể như sau:
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo quy định pháp luật hiện hành, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 đã có quy định về tội danh “tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”. Cấu thành tội phạm của tội danh này hoàn toàn ứng với hành vi uống rượu khi lái xe máy gây ra tai nạn. Theo đó, tội danh này được quy định tại Điều 260 như sau:
“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm
- Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác”
Như vậy, với hành vi sử dụng rượu bia khi lái xe máy, mà trong máu hoặc có nồng độ cồn vượt quá mức quy định mà gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp:
- Làm chết người
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
thì người vi phạm sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm
Bên cạnh đó, nếu có thêm những tình tiết sau đây, người uống rượu lái xe máy gây ra tai nạn có thể phạt chịu phạt từ từ 07 năm đến 15 năm:
- Làm chết 03 người trở lên
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên
- Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên
Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật hiện hành, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trách nhiệm bồi thường
Bên cạnh việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý hành chính thì người say rượu lái xe gây tai nạn còn phải bồi thường thiệt hại cho bị hại. Trong từng trường hợp cụ thể, trách nhiệm bồi thường đặt ra có thể là bồi thường thiệt hại về sức khỏe, về tính mạng, về tài sản.
Chẳng hạn, trường hợp gây ra tai nạn chết người, mức bồi thường thiệt hại theo Điều 591 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
“ Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Cách xác định nồng độ cồn để xử phạt
Hiện nay để xác định được nồng độ cồn trong cơ thể của người thì nước ta đang áp dụng biện pháp là để lực lượng cảnh sát giao thông sẽ sử dụng một thiết bị đo chuyên dụng. Theo đó sau khi yêu cầu dừng xe xong, cảnh sát giao thông sẽ yêu cầu lái xe thổi vào ống thổi của máy đo để cho ra kết quả.
Lượng cồn trong máu/khí thở phụ thuộc vào 4 yếu tố là: cần nặng người uống, tốc độ uống, thời gian uống và loại đồ uống. Nghĩa là, cân nặng càng cao, tốc độ uống càng chậm, thời gian từ khi uống đến khi điều khiển xe càng dài thì nồng độ cồn trong máu càng thấp. WHO đã lập một đơn bị uống chuẩn chưa 10 gram cồn để ước tính lượng rượu, bia sử dụng tương ứng với nồng độ cồn sinh ra trong cơ thể. Theo đó, 10 gram cồn (1 đơn vị uống chuẩn) tương đương với:
- 1 chén rượu 40 độ, dung tích 30 ml
- 1 ly rượu vang 13,5 độ, dung tích 100 ml
- 1 cốc bia hơi, dung tích 330 ml
- 2/3 chai (lon) bia 5 độ, dung tích 330 ml
Mời bạn xem thêm:
- Những điều cảnh sát giao thông không được làm khi dừng xe?
- Cảnh sát giao thông được dừng xe trong trường hợp nào?
- Tụ tập xem cảnh sát 141 thổi nồng độ cồn bị xử lý thế nào?
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về vấn đề ” Uống rượu gây tai nạn bị phạt bao nhiêu”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc, vướng mắc xin vui lòng gửi đến Luatsugiaothong.com để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 596 Bộ luật dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra như sau:
“Điều 596. Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra
1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
2. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.”
Bên cạnh đó, Điều 589 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm như sau:
“Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.”
Do đó, trường hợp người đi xe máy uống rượu bia gây ra tai nạn giao thông làm thiệt hại về tài sản của người khác phải bồi thường theo quy định.
– Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, từ đủ 16 tuổi.
– Hành vi phạm tội xâm phạm đến trật tự, an toàn trong hoạt động giao thông đường bộ, đồng thời xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.
– Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
– Mặt khách quan của tội này có một trong các dấu hiệu sau:
+ Làm chết người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.