Để việc tham gia giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ của người dân diễn ra một cách an toàn, hạn chế tình trạng ùn tắc, giảm thiểu tai nạn giao thông thì người dân cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông, không vi phạm luật An toàn giao thông đường bộ cũng như tuân thủ các quy định về tín hiệu giao thông, làn đường, hình thức chở hàng, xếp hàng và chú ý khung giờ được phép hoạt động khi tham gia giao thông….Sau đây mời các bạn hãy cùng tìm hiểu về vấn đề “Xe bán tải có được đi vào đường cấm xe tải không” qua bài viết dưới đây của Luật sư Giao thông nhé.
Xe bán tải là gì?
Hiện nay có rất nhiều loại xe ô tô với nhiều tính năng ưu việt đã được sản xuất và lưu thông rộng rãi trên khắp thế giới, tại Việt Nam hiện nay cũng đã xuất hiện nhiều loại xe với cấu tạo và chức năng khác nhau trong số đó số lượng xe bán tải đang dần tăng và được sử dụng khá phổ biến.
Xe bán tải còn có tên gọi khác là xe pickup. Chiếc xe này đặc biệt ở chỗ nó sở hữu một chiếc thùng phía sau. Có thể chở khối lượng đồ nên tới trên 1 tấn vì vậy nó được đặt tên là xe bán tải.
Xe bán tải hoàn toàn có thể coi là một loại xe tải hạng nhẹ. Nó vẫn có khoang ca bin và khoang ghế sau. Số ghế theo thiết kế tối đa có thể ngồi được 5 người.
Xe Pickup còn được gọi là xe bán tải tương đối thịnh hành tại thị trường Việt Nam. Mẫu xe này nổi bật với chức năng đa dụng khi chở người thì sang mà chở hàng hóa vẫn tiện. Ngoài việc sở hữu thùng hàng rộng phía sau thì khoang cabin chở người cũng được trang bị tiện nghi và thiết kế không thua gì các chiếc SUV.
Ưu điểm
Xe bán tải còn có tên gọi khác là xe pickup. Chiếc xe này tiện dụng ở chỗ nó sở hữu một chiếc thùng phía sau. có thể chở khối lượng đồ nên tới trên 1 tấn. Vì vậy nó được đặt tên là xe bán tải.
Xe bán tải hoàn toàn có thể coi là một loại xe tải hạng nhẹ. Nó vẫn có khoang ca bin và khoang ghế sau. Số ghế theo thiết kế tối đa có thể ngồi được 5 người.
Đối với các dòng xe bán tải, các hãng ôtô đã xây dựng những chiếc xe bán tải gầm cao và trang bị động cơ diesel mạnh mẽ cùng hệ truyền động tốt nhằm giúp xe có khả năng di chuyển qua nhiều loại địa hình khó khăn.
So với các dòng xe SUV, giá xe bán tải tại thị trường Việt Nam cũng khá “mềm” để khách hàng dễ dàng lựa chọn, dao động từ 600 triệu đồng – dưới 1 tỉ đồng tuỳ hãng xe.
Nhược điểm
Vì có trọng lượng lớn, thân hình quá khổ đôi khi sẽ gây nên những bất tiện khi xe di chuyển trên đường phố chật hẹp.
Nội thất trong xe tuy rộng rãi nhưng không được chăm chút quá nhiều với những vật liệu cao cấp.
Tiện nghi giải trí theo xe chỉ ở mức cơ bản. Đáng chú ý, xe bán tải bị giới hạn niên hạn sử dụng chỉ dưới 25 năm.
Những quy định về xe bán tải khi tham gia giao thông
Hiện để đảm bảo một môi trường giao thông an toàn cho người tham gia giao thông thì việc ban hành ra các quy định với nội dung quản lý các loại phương tiện giao thông là điều cần thiết, chính vì lẽ đó nên các quy định về xe bán tải khi tham gia giao thông đã được ban hành và áp dụng trên phạm vi toàn quốc.
Quy định về trọng lượng, chiều cao xếp hàng hóa cho phép trên xe bán tải
Điều 18 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định chiều cao xếp hàng hóa đối với xe bán tải được tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên và không vượt quá mức quy định dưới đây:
Chiều cao xếp hàng hóa đối với xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở (ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường) từ 5 tấn trở lên không vượt quá 4,2 m.
Chiều cao xếp hàng hóa đối với xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở (ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường) từ 2,5 tấn – dưới 5 tấn không vượt quá 3,5 m.
Chiều cao xếp hàng hóa đối với xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở (ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường) dưới 2,5 tấn không vượt quá 2,8m.
Nếu vi phạm, theo quy định tại Khoản 4 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng đối với người điều khiển xe tải có hành vi chở hàng vượt quá chiều cao cho phép.
Ngoài ra, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.
Quy định về lưu thông, trọng lượng chở hàng
Theo Quy chuẩn báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019 do Bộ GTVT ban hành, xe bán tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 950 kg được xem là xe con trong tổ chức giao thông.
Điều này có nghĩa là, các loại xe bán tải có khối lượng chuyên chở cho phép từ 950 kg trở lên sẽ bị coi là xe tải và không được lưu thông trên những tuyến đường nội đô có biển cấm xe tải.
Xe bán tải cũng phải tuân thủ các quy định về khung giờ cấm hoạt động, phải đi vào làn đường cho xe tải khi di chuyển trên những tuyến đường có phân rõ làn đường.
Quy định chiều dài xếp hàng hóa cho phép
Điều 19, Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định chiều dài xếp hàng trên xe bán tải như sau:
Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét.
Khi chở hàng hóa có chiều dài lớn hơn chiều dài của thùng xe phải có báo hiệu theo quy định và phải được chằng buộc chắc chắn, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Xe bán tải có được đi vào đường cấm xe tải không?
Với đặc điểm về dân số là đông dân cư, vậy nên tại các khu vực nội thành của những thành phố lớn thì mật độ tham gia giao thông tại đây là rất lớn, vậy nên rất khó để tránh khỏi các vấn đề về giao thông. Theo đó, một số biện pháp đã được đưa ra để nằm hạn chế các vấn đề tiêu cực trong lĩnh vực giao thông, trong đó có biện pháp cấm một số loại xe hoạt động trong một khung giờ nhất định.
Hiện nay, Bộ GTVT đã ban hành quy chuẩn 41/2019 có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 về báo hiệu đường bộ, trong đó sửa đổi quy định về cách định nghĩa xe con và xe tải so với quy chuẩn đang áp dụng là 41/2016. Theo đó, các dòng xe bán tải (xe pickup), xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 950 kg, xe 3 bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400 kg, trong tổ chức giao thông, được xem là xe con. Như vậy, những dòng xe bán tải, xe tải van có khối lượng chuyên chở cho phép từ 950 kg trở lên sẽ được coi là xe tải và phải tuân theo các quy định về khung giờ cấm hoạt động tại các khu vực đông dân cư tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh.
So với quy chuẩn cũ QCVN 41/2016, cùng là xe bán tải, tải van nhưng những xe có khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1.500 kg và có từ 05 chỗ người trở xuống thì được coi là xe con. Quy chuẩn cũ và mới về xe bán tải khác nhau ở khối lượng hàng chuyên chở, giới hạn từ 1.500 kg về 950kg..
Ngoài ra, việc thay đổi khái niệm xe con, xe tải theo quy chuẩn mới buộc tài xế và chủ xe phải tuân thủ tốc độ, làn đường và giờ hoạt động tại các trung tâm thành phố. Nếu không, tài xế bị xử phạt hành chính nếu vi phạm. Vì vậy, đối với ai đang sở hữu Ford Ranger XLS thuộc đời 2013-2016 nên lưu ý về về việc tuân thủ tốc độ, làn đường và thời gian hoạt động trong đô thị từ 1/7 tới hoặc có thể gắn thêm nắp thùng, làm hoán cải xuống dưới 950kg để phù hợp quy chuẩn mới.
Những trường hợp xe bán tải được coi là xe tải sẽ phải tuân thủ về thời gian lưu thông vào các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể:
– Ở thành phố Hà Nội:
+ Các loại xe tải có trọng lượng 1,25 tấn bị cấm di chuyển trong thành phố vào các giờ cao điểm từ 6:00 đến 9:00 và từ 15:00 đến 21:00, ngoài 2 khung giờ trên xe hoạt động bình thường.
+ Các loại xe tải trên 1,25 tấn và dưới 2,5 tấn được di chuyển trong thành phố từ 21:00 đến 6:00. Ngoài thời gian trên là khung giờ cấm xe tải vào thành phố Hà Nội. Nếu các phương tiện muốn di chuyển cần được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lưu hành.
+ Các loại xe tải từ 2,5 tấn đến 10 tấn bị cấm hoạt động từ 6:00 đến 21:00. Ngoài thời gian trên, xe được phép hoạt động.
+ Các loại xe trên 10 tấn, xe tải siêu trọng muốn di chuyển trong thành phố Hà Nội cần có giấy phép lưu hành của cơ quan có thẩm quyền, khung giờ được di chuyển trong thành phố chỉ từ 21:00 đến 6:00.
– Ở thành phố Hồ Chí Minh, Theo Quyết định số 23/2018/QĐ-UBND ngày 19/07/2019 đã quy định khung giờ cấm tải sẽ như sau:
+ Xe tải nhẹ: ( bao gồm bao gồm ô tô chở hàng có khối lượng chuyên chở dưới 1.5 tấn – xe tải dưới 1,5 tấn (trừ bán tải), ô tô tải có khối lượng chuyên chở từ 1.5 tấn tới 2.5 tấn và xe thí điểm). Thời gian cấm tải từ 6h đến 9h và 16h đến 20h. Ngoài hai khung giờ trên, xe hoạt động bình thường.
+ Xe tải nặng: ( bao gồm ô tô tải có khối lượng chuyên chở trên 2.5 tấn, máy kéo, xe máy chuyên dùng, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô hoặc rơ moóc). Dựa theo lệnh cấm xe tải mới nhất, giờ cấm tải từ 6h đến 22h. Ngoài khung giờ này, xe tải nặng sẽ được lưu thông bình thường ở những tuyến đường hành lang.
Mời bạn xem thêm:
- Những điều cảnh sát giao thông không được làm khi dừng xe?
- Cảnh sát giao thông được dừng xe trong trường hợp nào?
- Tụ tập xem cảnh sát 141 thổi nồng độ cồn bị xử lý thế nào?
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về vấn đề ” Xe bán tải có được đi vào đường cấm xe tải không”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc, vướng mắc xin vui lòng gửi đến Luatsugiaothong.com để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Câu hỏi thường gặp
Ngay từ những năm 1950, xe Pickup đã được xem là công cụ làm việc của con người. Thời gian này, nhiều người mua xe bán tải với mục đích đáp ứng nhu cầu cá nhân. Năm 1913 xe Pickup được sử dụng lần đầu tiên. Đến 1930, xe Pickup trở thành một trong các mẫu xe đạt chuẩn quốc tế. Mẫu xe Pickup được dùng như xe 2 cửa hoặc xe Coupe ở New Zealand.
Bước sang những năm 70 và 80, các mẫu xe bán tải được thiết kế kích thước rất lớn với mục đích chở hàng hóa và chở người. Tuy nhiên chính vì quá lớn nên xe tiêu hao nhiên liệu nhiều. Đồng thời sức ép của người dùng và chính phủ khiến nhiều hãng buộc phải thiết kế xe Pickup nhỏ gọn hơn. Mục đích chính là tiết kiệm nhiên liệu.
Nhắc đến lịch sử của xe Pickup thì không thể nào quên cột mốc hãng Ford ra mắt mẫu xe Ford F150. Năm 1982 mẫu xe này nhanh chóng bán chạy nhất tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên xe không được ưa chuộng ở Châu u vì giá xăng ở khu vực này lúc đó rất cao. Hiện nay thế mạnh vẫn thuộc về xe bán tải tại Mỹ với độ bền và sức mạnh đáng kinh ngạc mặc cho nhiều hãng cũng đã sản xuất xe Pickup.
Quy chuẩn mới chỉ ảnh hưởng đến các xe bán tải (pick-up), xe tải Van có khối lượng hàng chuyên chở trên 950kg còn xe bán tải, xe Van dưới 950kg, xe 3 bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400kg trong tổ chức giao thông thì được xem là xe con nên không bị cấm lưu thông trong thành phố theo khung giờ.
Hầu hết các mẫu xe bán tải phổ thông hiện nay như Mazda BT-50, Mitsubishi Triton hay Ford Ranger mới đều có khối lượng chuyên chở dưới 950kg. Đối với dòng xe Ford Ranger, quy chuẩn mới chỉ ảnh hưởng đến một số phiên bản của dòng xe này. Cụ thể, Ford Ranger phiên bản XLS sản xuất năm 2013 có khối lượng chuyên chở cho phép là 991 kg, còn đời 2015 là 957 kg thì không được xem là xe con khi tham gia giao thông kể từ 1/7/2020. XLS sản xuất từ 2016 về sau vẫn được xem là xe con theo quy chuẩn mới nếu có khối lượng chuyên chở cho phép là 927 kg. Ngoài ra một số mẫu Mitsubishi Triton GLS đời 2010 có khối lượng chuyên chở chỉ hơn 600kg, các dòng xe VAN quen thuộc tại thị trường Việt Nam như: Kia Morning, Chevrolet Spark… cũng không bị ảnh hưởng vì các xe này đều có tải trọng dưới 950 kg.
Đối với các loại xe van cỡ nhỏ, chẳng như KIA Morning, Chevrolet Spark, hay lớn hơn như Hyundai Grand Starex (3 chỗ hoặc 6 chỗ), hầu hết có tải trọng cho phép dưới 950 kg, vậy nên vẫn sẽ được coi là xe con và không bị cấm vào đô thị. Đối với các dòng xe tải bé của Suzuki như Carry, Window Van, Blind… sẽ được hưởng ưu thế theo quy chuẩn mới.