Mới đây, Nhà nước đã ban hành thêm các loại văn bản pháp luật quy định về điều kiện đối với xe chở người với xe môtô 4 bánh và người điều khiển tham gia giao thông trong phạm vi hạn chế. Loại hình này đã đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch, thay thế phương tiện được nhiều phương tiện khác. Xe môtô điện 4 bánh thông thường chở khách tham quan trong nội bộ của những khu du lịch, khu di tích, chùa chiền ở một phạm vi nhỏ hẹp cho phép (có hoặc không có sự tham gia của giao thông công cộng). Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư giao thông để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Xe môtô 4 bánh có được lưu hành không” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Luật giao thông đường bộ 2008
Xe môtô 4 bánh có được lưu hành không?
Theo Luật Giao thông đường bộ thì xe mô tô, xe gắn máy ba bánh (lắp động cơ đốt trong hoặc động cơ điện) là một trong số các loại xe cơ giới được phép tham gia giao thông. Tuy nhiên phần lớn các loại xe ba bánh vận chuyển người và hàng hoá, đặc biệt là việc lưu hành tại các thành phố lớn là loại xe có nguy cơ tiềm ẩn dẫn tới gia tăng tai nạn và ùn tắc giao thông.
Vì vậy, Chính phủ đã có Nghị quyết số 05/2008/NQ-CP ngày 4/2/2008, theo đó không cấp phép mới cho lưu hành thêm các loại xe cơ giới ba bánh. Riêng loại xe mô tô, xe gắn máy ba bánh dùng cho người tàn tật vẫn thực hiện theo Quyết định số 03/2008/QĐ-BGTVT ngày 22/2/2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Đối với loại xe bốn bánh chở người, ngày 31/12/2014, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 86/2014/TT-BGTVT quy định về điều kiện đối với xe chở người 4 bánh có gắn động cơ và người điều khiển tham gia giao thông trong phạm vi hạn chế, có hiệu lực từ ngày 15/3/2015. Phạm vi, tuyến đường hoạt động của các loại xe này do UBND các tỉnh, thành phố quy định.
Phạm vi xe điện 4 bánh được phép hoạt động
Xe điện 4 bánh gắn động cơ để chở hành khách được phép hoạt động tại:
Xe điện hoạt động tại các bệnh viện
Xe điện trong bệnh viện hoạt động với mục đích đảm bảo tốt hơn cho công tác vận chuyển bệnh nhân, chở đồ, chở thuốc. Xe có thể chạy trong toàn bộ khuôn viên bệnh viện, sảnh bệnh viện, hành lang trong các tòa nhà nhằm chuyên chở những người bệnh nặng hoặc cần được cấp cứu khẩn cấp.
Xe điện hoạt động tại các khu du lịch, thắng cảnh
Tại các khu du lịch, thắng cảnh, xe điện sẽ được quy định về phạm vi hoạt động trên những tuyến đường cụ thể.
Xe điện hoạt động tại các khu công nghiệp, nhà máy
Tại các khu công nghiệp, nhà máy, xe điện có thể di chuyển từ xưởng sản xuất ra kho hàng và ngược lại để vận chuyển hàng hóa.
Xe điện hoạt động tại sân bay
Xe điện tại sân bay chủ yếu được sử dụng cho mục đích nội bộ. Có thể dùng xe điện chuyên chở người hay hàng hóa ra đường băng trong những trường hợp cần thiết.
Xe điện hoạt động tại các khu giải trí, nghỉ dưỡng, resort
Các khu nghỉ dưỡng, resort, xe điện được dùng để chở khách hàng khi có nhu cầu di chuyển trong khu vực nội bộ ở những vị trí xa nhau, hoặc đến sân golf hay những điểm tham quan.
Cơ quan đăng kiểm xgi xe môtô 4 bánh
Cụ thể, xe chở người 4 bánh có gắn động cơ là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy bằng động cơ, có kết cấu để chở người, 2 trục, ít nhất 4 bánh xe, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 30km/h, số chỗ ngồi tối đa không quá 15 chỗ (kể cả chỗ ngồi của người lái).
Hiện, phương tiện phổ biến nhất theo định nghĩa trên đang hoạt động tại Việt Nam là xe điện 4 bánh chở khách hoạt động tại các khu du lịch, tham quan, danh lam thắng cảnh hoặc tuyến phố du lịch.
Điều điện để xe điện 4 bánh chở người hoạt động nói riêng và xe chở người 4 bánh có gắn động cơ nói chung là khi hoạt động phải có đăng ký, đăng kiểm và được UBND cấp tỉnh chấp thuận khu vực hoạt động.
Thời hạn đăng kiểm cho xe môtô 4 bánh
So với quy định về đăng kiểm xe cơ giới thông thường, quy định về đăng kiểm xe điện 4 bánh chở người có một số khác biệt như sau:
Nếu phương tiện xe cơ giới thông thường có thể thực hiện kiểm định tại tất cả trung tâm đăng kiểm trên toàn quốc thì đối với xe điện 4 bánh chở người được hoạt động tại địa phương nào sẽ do các Đơn vị đăng kiểm ở cùng địa phương xe hoạt động kiểm tra lưu hành. Dữ liệu kiểm tra lưu hành sẽ được lưu trữ tại Đơn vị đăng kiểm và trên Cơ sở dữ liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Bên cạnh đó, khi đăng kiểm lần đầu phương tiện để lưu hành, chủ phương tiện phải nộp các giấy tờ sau: văn bản đề nghị kiểm tra (trường hợp không đưa được xe đến trung tâm đăng kiểm); bản sao Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước).
Còn khi kiểm định để lưu hành xe, phải xuất trình các giấy tờ sau: giấy chứng nhận đăng ký xe (bản chính hoặc bản sao giấy đăng ký có xác nhận của ngân hàng đang giữ bản chính, xác nhận của cơ quan cho thuê tài chính đang giữ bản chính); giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự; văn bản chấp thuận của cơ quan địa phương có thẩm quyền về khu vực cho phép xe hoạt động.
Về thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận lưu hành, trường hợp kiểm tra lần đầu là 18 tháng đối với xe mới, chưa qua sử dụng đến 2 năm, kể từ năm sản xuất; và 12 tháng đối với các trường hợp còn lại (kể cả xe không xác định được năm sản xuất). Các lần kiểm tra tiếp theo có thời hạn 12 tháng/lần.
Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng kiểm lưu hành không vượt quá thời hạn của giấy đăng ký xe.
Trong trường hợp phát hiện hồ sơ do chủ xe cung cấp bị làm giả, sửa chữa, tẩy xóa hoặc Giấy chứng nhận lưu hành, tem lưu hành đã cấp không phù hợp với xe đã kiểm tra, các đơn vị đăng kiểm cần thông báo cho cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm thu hồi Giấy chứng nhận lưu hành, tem lưu hành đã cấp (nếu còn hiệu lực).
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Biển số xe 51 ở quận mấy?
- Quy định chi tiết khi sử dụng tai nghe khi lái xe có bị phạt?
- Mức xử phạt đối với lỗi xe máy đi vào đường cấm chi tiết 2023
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Xe môtô 4 bánh có được lưu hành không“ hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan đến vấn đề pháp lý.
Câu hỏi thường gặp
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ. Nếu đã kiểm đủ và không có vấn đề gì sẽ tiến hành đánh giá hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Phân công kiểm tra, đảm bảo hồ sơ phải đáp ứng các điều kiện được quy định.
Bước 3: Thực hiện đánh giá COP hoặc có thể gọi là đánh giá chất lượng của xe. Xe phải đảm bảo chất lượng mới đủ điều kiện đăng ký.
Bước 4: Kiểm tra, đánh giá hồ sơ chứng nhận. Nếu xe đáp ứng các điều kiện sẽ được phép đăng ký và tiến hành cấp biển số theo quy định.
Bước 5: Tính và thanh toán chi phí cấp giấy chứng nhận.
Đối với những người sử dụng xe ba bánh khi tham gia giao thông mà không tuân thủ quy định, thường sẽ có 3 hình thức xử phạt.
Trường hợp nhẹ: Nhắc nhở, cảnh cáo.
Trường hợp kéo các xe dẫn súc vật, chở đồ cồng kềnh: Phạt từ 200.000 đồng – 400.000 đồng.
Trường hợp xe không có giấy tờ đăng ký, không có xuất xứ rõ ràng, xe kém chất lượng, xe tự chế: Tịch thu xe.