Vấn đề có nên cho xe mô tô để được đi vào đường cao tốc hay không vẫn đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi ở nước ta. Theo như những chuyên gia thì việc dành cho các loại xe mô tô vào cao tốc là phù hợp đối với thực tế nhưng lại trái với quy định mà Luật giao thông đường bộ năm 2008. Như đã biết thì xe máy hay cả xe mô tô bất kể là xe có phân khối lớn, có tốc độ cao cũng không được phép đi vào đường cao tốc tại nước ta. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư giao thông để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Xe môtô có được đi trên đường cao tốc không” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Luật giao thông đường bộ năm 2008
Các loại xe không được đi vào đường cao tốc
Khoản 4 Điều 26 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về các đối tượng không được đi vào đường cao tốc bao gồm:
– Người đi bộ;
– Xe thô sơ (như xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự được quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008);
– Xe gắn máy, xe mô tô;
– Máy kéo;
– Xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h.
Tuy nhiên, đối với trường hợp người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc thì những người và phương tiện này được phép đi vào đường cao tốc.
Những đối tượng được phép đi vào đường cao tốc
Những đối tượng được phép đi vào đường cao tốc và không được phép đi vào gồm:
Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng:
Đây là những người, những phương tiện được phép đi vào đường cao tốc khi làm nhiệm vụ. Như sửa chữa hoặc bảo dưỡng. Đối tượng này còn phải thực hiện các quy định sau:
- Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc
- Khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc.
- Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường;
- Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường.
Vậy quy định đối với những phương tiện được phép đi vào đường cao tốc là gì? Đó là: chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết.
Xe môtô có được đi trên đường cao tốc không?
Theo như quy định của pháp luật nước ta cụ thể là ở Khoản 4 Điều 26 Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định về vấn đề giao thông trên đường cao tốc như sau:
Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Theo như quy định trên thì vấn đề đường cao tốc có cho xe máy chạy không đã được giải đáp. Các loại xe mô tô, xe gắn máy sẽ không được đi vào đường cao tốc ở nước ta, trừ trường hợp các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc quản lý, bảo trì, sửa chữa đường.
Do xe máy và xe mô tô không được lưu thông trên đường cao tốc nên sẽ không đặt ra quy định về tốc độ đối với các loại xe này trên đường cao tốc.
Đặc biệt, theo Điều 3, Luật Giao thông đường bộ năm 2008, đường cao tốc được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định Theo đó, người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc (khoản 4, Điều 26, Luật Giao thông đường bộ).
Như vậy, xe máy không được đi vào đường cao tốc, trừ trường hợp làm nhiệm vụ quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Mức phạt với lỗi đi vào đường cao tốc của một số loại xe
Dưới đây là mức phạt với những trường hợp đi vào đường cao tốc theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP:
– Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và xe gắn máy:
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi vào đường cao tốc theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi vào đường cao tốc gây tai nạn giao thông theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy chuyện dùng có thiết kế nhỏ hơn 70km/h, máy kéo đi vào đường cao tốc theo quy định tại điểm b khoản 8 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ đi vào đường cao tốc theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Lưu ý: Những loại xe được nêu trên không bao gồm các phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Thời hạn đăng kiểm xe ô tô theo quy định mới nhất 2023
- Mở cửa xe ô tô gây tai nạn giao thông có bị đi tù không?
- Quy định pháp luật sang tên ô tô năm 2023
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Xe môtô có được đi trên đường cao tốc không“ hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan đến vấn đề pháp lý.
Câu hỏi thường gặp
Theo như quy định ở trên thì các phương tiện xe cơ giới đường bộ còn lại sẽ được phép lưu thông và đường cao tốc nhưng tốc độ tối đa không được vượt quá 120 km/h.
Nếu như các phương tiện cơ giới tham gia giao thông trên đường cao tốc mà chạy quá tốc độ cho phép sẽ có các mức xử phạt như sau:
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, nếu người điều khiển chạy quá tốc độ quy định sẽ bị xử lý như sau:
Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng
Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến 10km/h.
Phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h. Ngoài ra người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1 tháng đến 3 tháng.
Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h. Ngoài ra người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 2 tháng đến 4 tháng.
Lưu ý, quá tốc độ dưới 5 km thì chỉ bị cảnh sát giao thông nhắc nhở, khoản này quy định tốc độ “dưới 10 km/h” nên có thể hiểu đơn giản là quá tốc độ từ 5 đến 9 km/h sẽ bị phạt theo điều này.
Xe máy đi vào đường cao tốc sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể:
“Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc”.
Ngoài ra, cũng tại Điều này quy định người điều khiển xe máy đi vào đường cao tốc còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.