Xe ô tô có được vượt phải không?

Thông tin tác giả | Tham khảo

Vượt ẩu, vượt bên phải là rất nguy hiểm, bởi hành vi đó có nguy cơ cao dẫn đến tai nạn giao thông, đồng thời có thể bị phạt tiền nặng nếu bị cảnh sát giao thông phát hiện. Tuy nhiên, theo Luật Giao thông, vẫn có trường hợp người lái xe được phép vượt xe bên phải. Vậy Xe ô tô có được vượt phải không? Trường hợp nào ô tô sẽ được phép vượt phải? Hãy cùng Luật sư Giao thông tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Vượt phải được hiểu như thế nào?

Định nghĩa vượt phải theo Quy chuẩn 41/2016 như sau:

Vượt phải là tình huống giao thông trong đó một phương tiện vượt phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều. Các phương tiện không được phép vượt phải nhau trừ một số trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ.

Nhưng hiện nay, theo quy chuẩn mới nhất là quy chuẩn 41/2019 thì đã bỏ khái niệm về vượt phải. Tất cả các phương tiện tham gia giao thông phải vượt bên trái. Nhưng vẫn sẽ có trường hợp được phép vượt bên phải.

Xe ô tô có được vượt phải không?

Xe ô tô sẽ được vượt bên phải nếu thuộc một trong các trường hợp như sau:

Theo Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về vượt xe như sau:

(1) Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

(2) Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

(3) Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

(4) Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:

– Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;

– Khi xe điện đang chạy giữa đường;

– Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

– Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Như vậy, khi tham gia giao thông xe ô tô sẽ được phép vượt bên phải nếu thuộc trường bao gồm:

– Thứ nhất: Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái:

Trường hợp này thường xuyên xảy ra trên thực tế tại các ngã ba, ngã tư khi xe phía trước chuẩn bị rẽ trái để sang đường hoặc quay đầu, lúc này, xe phía sau bắt buộc phải vượt phía bên phải, đồng thời tuân thủ các quy tắc về an toàn giao thông khi vượt.

– Thứ hai: Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được:

Trường hợp này xảy ra khá phổ biến tại các đô thị khi những xe chuyên dùng như xe sửa chữa đường, xe cắt tỉa cây xanh, xe thu gom rác, xe cảnh sát,… đang làm việc ở giữa đường hoặc phía bên trái làn đường xe chạy mà ô tô không thể vượt trái được, lúc này các lái xe có thể vượt phải.

– Thứ ba: Khi xe điện đang chạy giữa đường:

Tại các tuyến đường có bố trí xe điện (tàu điện) tham gia giao thông cùng mức với các phương tiện khác và chạy cố định ở vị trí giữa đường thì ô tô có thể vượt về phía bên phải. Tuy vậy, đây là trường hợp ít gặp trên thực tế tại Việt Nam hiện nay. 

Thứ tư, Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Xe được quyền ưu tiên có thể là xe cứu thương, xe cứu hỏa,… đang thực hiện nhiệm vụ, khi thấy phương tiện này thì các phương tiện khác phải nhường đường.

Ô tô vượt phải sai quy định xử phạt ra sao?

– Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định (Điểm i khoản 4 Điều 5).

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái (Điểm d khoản 5 Điều 5).

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 5 (Điểm a khoản 7 Điều 5).

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Xe ô tô có được vượt phải không??”. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp được những thông tin hữu ích cho quý độc giả.

Câu hỏi thường gặp

Khi nào xe ô tô không được vượt bên phải?

Ô tô không được vượt bên phải nếu thuộc các trường hợp sau:
+ Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
+ Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
+ Trên cầu hẹp có một làn xe;
+ Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
+ Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
+ Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

Điều khiển xe máy có hành vi vượt xe không đúng quy định sẽ bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt;
Theo đó, hành vi điều khiển xe máy không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt xe sẽ bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Căn cứ vào điểm h khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
h) Vượt bên phải trong trường hợp không được phép;
Như vậy, hành vi điều khiển xe máy vượt bên phải trong trường hợp không được phép vượt xe sẽ bị xử phạt hành chính từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

4.3/5 - (6 votes)

Bài viết này có giúp ích cho bạn?

Registration confirmation will be emailed to you.