Khi tham gia giao thông, mỗi người dân hiện nay cần phải chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông nhằm đảm bảo được an toàn cho mình và những người khác. Một trong những việc cần thực hiện để chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ được xem như không đi vào đường cấm, nếu người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đi vào đường được xác định là đường cấm thì sẽ bị xử lý theo đúng như quy định của pháp luật. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư giao thông để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Lỗi xe máy đi vào đường cấm” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Khái niệm đường cấm
Đường cấm là loại đường mà không cho phép một phương tiện hoặc một số loại phương tiện đường bộ lưu thông, nếu người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đi vào đường được xác định là đường cấm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Đường cấm được chia thành 02 loại là đường cấm theo giờ và đường cấm phương tiện.
– Đường cấm theo giờ là đường cấm một số phương tiền trong một khung giờ nhất định.
– Đường cấm phương tiện là đường cấm một hay một số loại phương tiện lưu thông.
Các biển báo cấm và ý nghĩa của từng biển báo
– Biển số P.101 (đường cấm): Để báo đường cấm 2 chiều, trừ xe được ưu tiên theo quy định.
– Biển số P.102 (cấm đi ngược chiều): Để báo đường cấm xe cơ giới và thô sơ đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Người đi bộ được phép đi trên vỉa hè hoặc lề đường.
– Biển số P.103a (cấm xe ô tô): Để báo đường cấm các loại xe cơ giới bao gồm xe máy 3 bánh có thùng đi qua, trừ xe máy 2 bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo quy định.
– Biển số P.103b (cấm xe ô tô rẽ phải) và biển số P.103c (cấm xe ô tô rẽ trái): Để báo đường cấm các loại xe cơ giới kể cả xe máy 3 bánh có thùng (trừ xe máy 2 bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo quy định).
– Biển số P.104 (cấm xe máy): Để báo đường cấm các loại xe máy, trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Biển không có giá trị cấm những người dắt xe máy.
– Biển số P.105 (cấm xe ô tô và xe máy): Để báo đường cấm các loại xe cơ giới và xe máy đi qua trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
– Biển số P.106a (cấm xe ô tô tải): Để báo đường cấm các loại xe ô tô tải trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển số P.106a.
– Biển số P.106b (cấm xe ô tô tải): Để báo đường cấm các loại xe ô tô tải có khối lượng chuyên chở (theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn giá trị chữ số ghi trong biển (chữ số tấn ghi bằng màu trắng trên hình vẽ xe). Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển.
– Biển số P.106c: Để báo đường cấm các xe chở hàng nguy hiểm.
– Biển số P.107 (cấm xe ôtô khách và xe ô tô tải): Để báo đường cấm xe ô tô chở khách và các loại xe ô tô tải kể cả các loại máy kéo và xe máy chuyên dùng đi qua trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
– Biển số P.107a (cấm xe ô tô khách): Để báo đường cấm ô tô chở khách đi qua trừ các xe ưu tiên theo quy định (biển này không cấm xe buýt). Trường hợp cấm xe khách theo số chỗ ngồi thì sử dụng biển phụ ghi số chỗ ngồi đối với các xe cần cấm hoặc ghi số chỗ ngồi vào biểu tượng xe bằng chữ trắng.
– Biển số P.107b (cấm xe ô tô taxi): Để báo đường cấm xe ô tô taxi đi lại. Trường hợp cấm xe ô tô taxi theo giờ thì đặt biển phụ ghi giờ cấm.
– Biển số P.108 (cấm xe kéo rơ-moóc): Để báo đường cấm các loại xe cơ giới kéo theo rơ-moóc kể cả xe máy, máy kéo, ô tô khách kéo theo rơ-moóc đi lại, trừ loại ô tô sơ-mi-rơ-moóc và các xe được ưu tiên (có kéo theo rơ-moóc) theo quy định.
– Biển số P.108a (cấm xe sơ-mi rơ-moóc): Để báo đường cấm các loại xe sơ-mi rơ-moóc và các xe kéo rơ- moóc trừ các xe được ưu tiên (có dạng xe sơ-mi rơ-moóc hoặc có kéo theo rơ-moóc) theo quy định.
– Biển số P.109 (cấm máy kéo): Để báo đường cấm các loại máy kéo, kể cả máy kéo bánh hơi và bánh xích đi qua.
– Biển số P.110a (cấm xe đạp): Để báo đường cấm xe đạp đi qua (biển không có giá trị cấm những người dắt xe đạp).
– Biển số P.110b (cấm xe đạp thồ): Để báo đường cấm xe đạp thồ đi qua (biển này không cấm người dắt loại xe này).
– Biển số P.111a (cấm xe gắn máy): Để báo đường cấm xe gắn máy đi qua (biển không có giá trị đối với xe đạp).
– Biển số P.111b hoặc Biển số P.111c (cấm xe ba bánh loại có động cơ): Để báo đường cấm xe ba bánh loại có động cơ như xe lam, xe xích lô máy, xe lôi máy,…
– Biển số P.111d (cấm xe ba bánh loại không có động cơ): Để báo đường cấm xe ba bánh loại không có động cơ như xe xích lô, xe lôi đạp,…
Mức xử phạt đối với lỗi xe máy đi vào đường cấm
Đối với xe máy
Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với người điều khiển xe máy đi vào khu vực cấm hoặc đường có biển báo cấm xe máy. Trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 6 và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (Theo điểm i khoản 3 Điều 6 Nghị định 100);
Ngoài ra, bị tước giấy phép lái xe từ 01-03 tháng (điểm b khoản 10 Điều 6).
Đối với xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện
Phạt tiền từ 200.000-300.000 đồng đối với người điển khiển xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện đi vào khu vực cấm, đường có biển báo cấm xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện (theo điểm c khoản 3 Điều 8).
Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng
Phạt tiền từ 400.000-600.000 đồng đối với người điều khiển đi vào khu vực cấm, đường có biển báo cấm máy kéo, xe máy chuyên dùng. Trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4; điểm a khoản 8 Điều 7 và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (theo điểm b khoản 3 Điều 7);
Ngoài ra, bị tước Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01-03 tháng (điểm a khoản 10 Điều 7).
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Quy định pháp luật về việc nhường đường khi qua vòng xuyến
- Xe máy đi vào đường ô tô phạt bao nhiêu?
- Lỗi đỗ xe ô tô dưới lòng đường phạt bao nhiêu tiền?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Lỗi xe máy đi vào đường cấm“ hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan đến vấn đề pháp lý.
Câu hỏi thường gặp
– Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong biên bản xử phạt.
– Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
– Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt trong một số trường hợp luật định.
Căn cứ Khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô đi vào đường cấm theo giờ.