Những biển báo cấm có tác dụng vô cùng quan trọng trong quá trình tham gia giao thông đường bộ nhằm cảnh báo những nguy hiểm cần tránh ở phía trước giúp để đảm được tính bảo an toàn khi tham gia lưu thông. Hiện nay theo quy định pháp luật đề ra biển báo cấm được chia làm 39 loại và được đánh số thứ tự từ 101 đến 140 nó được sử dụng rộng rãi trên hầu hết những tuyến đường. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư giao thông để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Biển cấm ô tô có biển phụ” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
- Luật Giao thông đường bộ năm 2008
Khái niệm biển cấm, biển phụ
Khái niệm biển cấm
Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm; mà người tham gia giao thông không phép được vi phạm. Nếu không tuân thủ chấp hành theo quy định của các loại biển báo cấm; thì sẽ được coi là hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ.
Biển báo cấm thường có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng; trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm; trừ một số trường hợp được quy định đặc biệt.
Nhóm biển báo cấm có tất cả 63 loại, số hiệu từ P.102 đến P.140
Mời bạn đọc truy cập biển báo hiệu lệnh để có cái nhìn tổng quát hơn.
Khái niệm biển phụ
Việc nắm rõ các biển báo giao thông, hiểu ý nghĩa các biển báo sẽ giúp người tham gia giao thông chấp hành đúng luật, hướng đến bảo vệ an toàn bản thân và người khác. Trong hệ thống biển báo giao thông đường bộ Việt Nam có tất cả 6 nhóm biển báo bao gồm:
- Nhóm biển báo cấm: Biển báo cấm biểu thị những điều cầm mà người tham gia giao thông phải chấp hành. Nếu không tuân theo các loại biển báo cấm, đây được xem là hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ.
- Nhóm biển báo nguy hiểm: Biển báo nguy hiểm có vai trò cảnh báo những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra ở đoạn đường phía trước để người tham gia giao thông chú ý cẩn thận phòng tránh. Điều đầu tiên người lái xe nên làm khi gặp các biển cảnh báo nguy hiểm này là giảm tốc độ, sau đó xem nội dung biển báo và đưa ra cách xử lý phù hợp ở đoạn đường phía trước.
- Nhóm biển báo hiệu lệnh: Biển báo hiệu lệnh có vai trò thông báo các hiệu lệnh người tham gia giao thông cần chấp hành.
- Nhóm biển báo chỉ dẫn: Biển chỉ dẫn có vai trò hướng dẫn những nội dung cần thiết, hỗ trợ người tham gia giao thông di chuyển thuận lợi hơn trên đường.
- Nhóm biển báo phụ: Biển báo phụ có vai trò biểu thị các nội dung bổ sung nhằm làm rõ biển báo chính như biển cấm, biển nguy hiểm, biển chỉ dẫn… Biển báo phụ thường đặt dưới biển báo chính.
- Vạch kẻ đường: Vạch kẻ đường dù hiển thị trên mặt đường nhưng cũng được xem là một dạng biển báo giao thông nhằm hướng dẫn người tham gia giao thông di chuyển đúng phần đường của mình. Vạch kẻ đường có 2 dạng: vạch kẻ nằm đứng và nằm ngang.
Theo giải thích được Bộ giao thông vận tải quy định thì nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ là nhóm biển nhằm thuyết minh bổ sung nội dung biển chính hoặc sử dụng độc lập.
Biển báo phụ được đặt kết hợp và bổ sung ý nghĩa cho các biển chính như biển báo cấm, biển hiệu lệnh…Nếu để ý bạn có thể thấy những tấm biển chữ nhật treo phía dưới những biển tròn đỏ (cấm), hoặc biển tam giác nền vàng (cảnh báo nguy hiểm). Những biển chữ nhật phía dưới đó chính là các biển báo phụ (biển phụ).
Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm mục đích bổ trợ, thuyết minh bổ sung để hiểu rõ hơn các biển đó. Trong các trường hợp đặc biệt, khi có biển phụ đi kèm với các loại biển trên thì người lái xe phải thực hiện theo nội dung được thể hiện trên biển phụ. Biển phụ có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen, thường nằm dưới các biển chính để bổ sung làm rõ ý nghĩa các biển chính.
Biển cấm ô tô có biển phụ

Một số biển báo cấm có biển phụ đi kèm để bổ sung ý nghĩa cho các lái xe có thể hiểu rõ hơn biển báo đó muốn gửi đến thông điệp gì.
Nếu để ý kỹ tại các ngã ba, ngã tư sẽ có một biển tròn hoặc vuông ở bên trên kèm theo một biển hình chữ nhật ở bên dưới, đó chính là biển phụ. Có khoảng 10 – 12 biển phụ đi kèm như thế được đánh dầu từ 501 – 509 và chúng ta sẽ tìm hiểu xem ý nghĩa của chúng như thế nào nhé.
Biển phụ số 501 (phạm vi hiệu lực của biển)
Khi bắt gặp biển báo cấm có biển phụ 501 đi kèm thì chúng ta có thể hiểu ngay đây là biển thông báo phạm vi hiệu lực của biển. Ví dụ như có nhiều dốc xuống nguy hiểm hoặc nhiều khúc cua nguy hiểm lái xe cần chú ý.
Biển phụ số 502 (Khoảng cách đến nơi được cảnh báo)
Biển phụ 502 thường đi kèm với biển báo cấm, hiệu lệnh và chỉ dẫn. Biển này cho biết khoảng cách từ vị trí đặt bảng đến nơi được cảnh báo là bao xa.
Biển phụ 503 (chỉ hướng tác dụng của biển chính)
Biển phụ 503 được chia thành 6 biển khác nhau dùng để chỉ hướng tác dụng của biển chính. Trong đó biển 503 a,b,c thường đi kèm với biển cấm và biển hiệu lệnh để chỉ hướng tác dụng của biển là hướng vuông góc với chiều đi.
Biển 503 d,e,f thường đặt dưới các biến cấm đỗ xe, cấm quay xe, cấm dừng xe để chỉ hướng tác dụng của biển là song song với chiều đi.
Biển phụ 504 (chỉ hiệu lực của biển là ở làn đường nào)
Biển phụ 504 thường được đặt phía trên làn đường được quy định để lái xe có thể biết được biển chính có hiệu lực đối với làn đường nào.
Biển phụ 505a (chỉ loại xe chịu hiệu lực của biển chính)
Biển này thường đặt dưới biển báo cấm và biển hiệu lệnh dùng để chỉ biển chính có tác dụng với loại xe nào, hình vẽ có thể khác nhau tùy theo loại xe.
Biển phụ 505b (chỉ loại xe bị hạn chế qua cầu)
Biển phụ 505b thường đi kèm với biển cấm xe tải 106a dùng để chỉ loại xe bị hạn chế qua cầu và trọng lượng tối đa của xe tải khi qua cầu, biển này không giới hạn số lượng trục xe.
Biển phụ 505c (chỉ tải trọng trục hạn chế qua cầu)
Biển phụ 505c thường đi kèm với biển cấm xe tải 106a, dùng để chỉ xe tải có trọng trục lớn nhất được phép qua cầu bao gồm trục đơn, trục kép và trục ba.
Biển phụ 506a, 506b (chỉ hướng đường ưu tiên)
Biển phụ 506a và 506b đi kèm với biển chỉ dẫn 401 dùng để chỉ cho lái xe biết hướng đường ưu tiên là hướng nào.
Biển phụ 507 (chỉ hướng rẽ)
Biển phụ 507 là biển phụ duy nhất được đặt độc lập không đi kèm với biển chính, dùng để chỉ hướng rẽ cho lái xe khi đến khúc cua nguy hiểm hoặc khuất.
Biển phụ 508a, 508b (chỉ thời gian có hiệu lực)
Biển phụ 508 là biển phụ chúng ta thường thấy nhất, biển này thường đi kèm với biển cấm xe lưu thông, dùng để chỉ thời gian biển có hiệu lực là từ khung giờ nào đến khung giờ nào.
Biển phụ 509 (biển thuyết minh cho biển chính)
Biển phụ 509 là biển thuyết minh, ví dụ biển chính là biển nguy hiểm 239 “đường cáp điện ở phía trên” thì phải đi kèm với biển 509a để chỉ “chiều cao an toàn”.
Xử phạt khi vi phạm biển báo cấm
Theo khoản 1 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người tham gia giao thông có nghĩa vụ phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ, trong đó có biển báo giao thông, tức bao gồm cả biển báo cấm.
Cùng với đó, Điều 25 Quy chuẩn 41 cũng nêu rõ, người tham gia giao thông phải chấp hành những điều cấm mà biển báo cấm đã báo.
Trường hợp không tuân thủ biển báo cấm, người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tương ứng với từng lỗi vi phạm cụ thể:
– Dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”:
- Ô tô bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng (theo điểm h khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
- Xe máy bị phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng (theo điểm h khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”:
- Ô tô bị phạt tiền từ 800.000 – 01 triệu đồng (theo điểm e khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
- Xe máy bị phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng (theo điểm h khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Quay đầu xe tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm quay đầu đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái; điều khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ:
- Ô tô bị phạt tiền từ 800.000 – 01 triệu đồng (theo điểm k khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
- Xe máy bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng (theo điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Lùi xe ở đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, khu vực cấm dừng: Ô tô bị phạt tiền từ 800.000 – 01 triệu đồng (theo điểm o khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào:
- Ô tô bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng (theo điểm b khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
- Xe máy bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng (theo điểm i khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”:
- Ô tô phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng (theo điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
- Xe máy bị phạt 01 – 02 triệu đồng (theo điểm a khoản 5 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt:
- Ô tô bị phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng (theo điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
- Xe máy bị phạt 800.000 – 01 triệu đồng (theo điểm c khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Các trường hợp khác: Phạt lỗi không chấp hành chỉ dẫn của hệ thống biển báo giao thông
- Ô tô bị phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng (theo điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
- Xe máy bị phạt 100.000 – 200.000 đồng (theo điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Những cách tra cứu biên bản vi phạm giao thông năm 2023
- Quy định pháp luật về mức phí đổi biển số xe ô tô khác tỉnh 2023
- Quy định hiện hành thì biển số xe 92 ở đâu?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Biển cấm ô tô có biển phụ“ hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan đến vấn đề pháp lý.
Câu hỏi thường gặp
Một số biển báo cấm có biển báo phụ đi kèm để bổ sung ý nghĩa cho nhau giúp các lái xe có thể dễ dàng hiểu rõ hơn biển báo đó muốn gửi đến thông điệp gì.
Biển báo phụ được đặt kết hợp và bổ sung ý nghĩa cho các biển chính như biển báo cấm, biển hiệu lệnh…
Đặc điểm của biển báo cấm tương đối dễ nhận diện: Hầu hết các biển báo cấm đều có dạng hình tròn, đường viền bên ngoài màu đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm người tham gia giao thông thực hiện, trừ một số trường hợp đặc biệt.
Việc sử dụng màu đỏ nên trắng để tạo sự nổi bật nhằm cảnh báo và ngăn chặn người tham gia giao thông thực hiện một số hành vi bị cấm khi tham gia giao thông.
Biển báo cấm được đặt ở vị trí nơi đường giao nhau hoặc trước một vị trí trên đường cần cấm. Trường hợp vì lý do nào đó phải đặt biển cấm cách xa vị trí định cấm thì phải đặt biển phụ số S.502 để chỉ rõ khoảng cách từ sau biển cấm đến vị trí biển bắt đầu có hiệu lực.
Trừ trường hợp có quy định riêng hoặc có biển phụ kèm theo, còn lại biển cấm phải được nhắc lại đặt phía sau nút giao theo hướng đường đang có biển cấm nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm đi qua các nút giao.
Quy định này không áp dụng với nút giao với các ngõ, ngách, hẻm hoặc lối ra vào cơ quan, đơn vị; hoặc khu đất lân cận mà phương tiện chỉ có thể ra, vào khu đất bằng một lối đi chung.