Trong một số trường hợp người điều khiển giao thông – cảnh sát giao thông sẽ tạm giữ bằng lái xe của người điều khiển phương tiện nếu như vi phạm. Trong thời gian đang bị tạm giữ hoặc tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, người tham gia giao thông cần chấm hành theo đúng quy định về xác minh, nộp phạt vi phạm hành chính để được trả lại bằng lái xe theo quy định pháp luật. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư giao thông để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Bị giữ bằng lái xe 11 tháng có được lái xe không” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 100/2019/NĐ-CP
Quy định tạm giữ bằng lái xe
Việc tạm giữ Giấy phép lái xe chỉ được áp dụng trong các trường hợp thật cần thiết theo khoản 2 Điều 82 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP:
– Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
– Để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính còn đề cập đến việc tạm giữ giấy phép để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
Người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ sau cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt theo thứ tự:
– Giấy phép lái xe;
– Giấy phép lưu hành phương tiện;
– Giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện.
Theo đó, CSGT có quyền tạm giữ Giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên.
Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.
Bị giữ bằng lái xe 11 tháng có được lái xe không
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.”
Thời hạn tạm giữ Giấy phép lái xe là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh thì có thể kéo dài thời hạn nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ.
Trong đó, thời hạn tạm giữ được tính từ thời điểm Giấy phép lái xe bị tạm giữ thực tế.
Khi bị tạm giữ Giấy phép lái xe, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản, người vi phạm chưa đến để giải quyết vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
Như vậy, có thể hiểu, trong thời hạn bị tạm giữ Giấy phép lái xe ghi tại biên bản, người vi phạm vẫn được coi là có Giấy phép lái xe và được điều khiển phương tiện tham gia giao thông như bình thường.
Nếu sau thời hạn này chưa nộp phạt và vẫn điều khiển phương tiện thì sẽ bị xử phạt như không có Giấy phép lái xe theo Nghị định 100, cụ thể:
Đối với xe máy:
- Xe mô tô 02 bánh dưới 175cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô: Phạt tiền từ 800.000 đồng – 1,2 triệu đồng (điểm a khoản 5 Điều 21).
- Xe mô tô 02 bánh từ 175cm3, xe mô tô 03 bánh: Phạt tiền từ 03 – 04 triệu đồng (điểm b Khoản 7 Điều 21).
Đối với xe ô tô: Phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng (điểm b khoản 8 Điều 21).
Thời gian tạm giữ giấy phép lái xe tối đa
Căn cứ quy định tại Điểm b Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 thì thời hạn tạm giữ giấy phép phép lái xe không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ được tính từ thời điểm giấy phép lái xe bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.
Phân biệt tạm giữ giấy phép lái xe bà tước giấy phép lái xe
Tiêu chí | Tước Giấy phép lái xe | Tạm giữ Giấy phép lái xe |
Bản chất(Khái niệm) | Căn cứ theo Điều 21 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, tước Giấy phép lái xe là hình thức xử phạt bổ sung, được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính: Cảnh cáo hoặc phạt tiền | Căn cứ theo khoản 2 Điều 78 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP, tạm giữ GPLX Là biện pháp ngăn chặn để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt |
Trường hợp áp dụng | Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định, hình thức xử phạt Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông | Trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: ♦ Giấy phép lái xe; ♦ Hoặc giấy phép lưu hành phương tiện; ♦ Hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện. |
Thời hạn áp dụng | Thời hạn tước quyền sử dụng GPLX dao động từ 1 – 24 tháng tính từ ngày Quyết định xử phạt có hiệu lực tuỳ vào mức độ vi phạm của tài xế;Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm giữ GPLX trong thời hạn tước quyền sử dụng của người vi phạm. | Thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe là 07 ngày, có thể kéo dài tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày tạm giữ đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh.Tuy nhiên, thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe sẽ có hiệu lực cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt theo thời hạn được ghi tại biên bản xử phạt. |
Hậu quả | Cá nhân, tổ chức bị xử phạt sẽ không được lái xe tham gia giao thông trong thời gian tước quyền sử dụng GPLX | Việc tạm giữ GPLX không làm ảnh hưởng đến quyền sử dụng giấy phép. Do đó, cá nhân, tổ chức vẫn được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong thời hạn bị tạm giữ GPLX.Nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản mà người vi phạm vẫn chưa đến giải quyết nhưng vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện tham lưu thông trên đường sẽ bị xử phạt với hành vi lái xe không có GPLX. |
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Quy định chi tiết khi sử dụng tai nghe khi lái xe có bị phạt?
- Mức xử phạt khi chưa đủ tuổi lái xe gây tai nạn chết người
- Mức phạt không có bằng lái xe máy là bao nhiêu?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Bị giữ bằng lái xe 11 tháng có được lái xe không” hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan đến vấn đề pháp lý.
Câu hỏi thường gặp
Mức phạt hành chính đối với hành vi điều khiển xe máy đi ngược chiều được quy định tại Khoản 5 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:
“Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;”
Ngoài việc bị xử phạt hành chính, người thực hiện hành vi trên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng theo quy định tại Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
“Thực hiện hành vi quy định tại …, khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Theo Thông tư 38/2019/TT-BGTVT, người có hành vi gian dối khác để được đổi, cấp lại, cấp mới giấy phép lái xe thì giấy phép lái xe đó không có giá trị sử dụng.
Mặt khác, khi nộp hồ sơ thi lại, cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra tính xác thực của bằng lái, xác minh dữ liệu liên quan.
Nếu phát hiện giấy phép lái xe cũ đang bị cảnh sát giao thông tạm giữ để xử lý vi phạm giao thông mà cố tính khai báo mất hoặc là có hành vi gian dối khác thì sẽ bị thu hồi giấy phép lái xe và hồ sơ gốc, nặng hơn có thể bị thu hồi giấy phép lái xe vĩnh viễn.
Do đó, khi bạn vi phạm giao thông bị tước giấy phép lái xe, người vi phạm vẫn được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Nhưng khi quá thời hạn ghi trong biên bản phạt mà chủ phương tiện không đến nộp phạt mà vẫn tiếp tục điều khiển xe tham gia giao thông thì sẽ bị phạt về lỗi không có giấy tờ xe.
Đồng thời, nếu đang bị tước giấy phép lái xe thì không được đăng ký thi lại bằng lái xe mới.