Văn hóa “nhậu” là một văn hóa hiện diện ở hầu hết các địa phương của nước ta hiện nay, trong các dịp tụ tập hay liên hoan thì việc sử dụng rượu bia là điều khó tránh khỏi. Cũng chính vì nguyên nhân này nên tình trạng người điều khiển phương tiện giao thông đã sử dụng rượu bia những vấn điều khiển xe tại nước ta rất phổ biến và là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông. Vậy thì pháp luật hiện hành quy định về việc xử phạt “Mức phạt nồng độ cồn mới nhất” hiện nay ra sao?. Hãy cùng Luật sư giao thông tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Cách tính nồng độ cồn trong hơi thở
Theo khoa học đã nghiên cứu thì cồn là một chất có tác dụng gây nên ảo giác với hệ thần kinh, khi cồn tác động vào hệ thần kinh thì nó sẽ làm hệ thần kinh bị mất phương hướng và gây nên việc mất khả năng tự chủ. Vậy để tính nồng độ cồn trong hơi thở thì dựa theo căn cứ nào?, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Do vậy cảnh sát giao thông dùng máy đo độ cồn để kiểm tra nồng độ cồn thông qua hơi thở mục đích biết người tham gia giao thông đã uống bao nhiêu rượu, bia, và có đủ điều kiện để điều khiển phương tiện giao thông an toàn không.
Sở dĩ cồn của người uống xuất hiện trong hơi thở vì nó được hấp thụ từ miệng, cổ họng, dạ dày và ruột đi vào máu. Theo nghiên cứu thì cồn không thay đổi về mặt cấu trúc hóa học trong máu. Vì vậy khi máu đi qua phổi thì cồn bay hơi di chuyển qua màng hô hấp của phổi đi vào không khí.
Nồng độ cồn trong khí thở được tính theo công thức: B= C:210
Trong đó:
B: là nồng độ cồn trong khí thở.
C: là nồng độ cồn trong máu và C được tính theo công thức: C = 1,056*A:(10W*R)= (Theo công thức này A là số đvc uống vào, W là cân nặng, R là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính (r = 0,7 với nam và r = 0,6 với nữ).
Ví dụ: Một nam giới 65kg uống 440ml bia 5% cồn tương đương 2 đơn vị cồn thì nồng độ cồn trong máu là C= 1,056*20:(10*65*0,7)= 0,04641 và tương đương 46,41mg/100ml máu.
Khi đó nồng độ cồn trong khí thở sẽ được tính là: B=46,41:210=0,22mg/lít khí thở. Với nồng độ cồn này là bạn đã bị cảnh sát giông thông xử phạt.
Uống bia xong làm sao biết được bao lâu mới được phép lái xe, công thức sẽ được tính như sau:
Tốc độ đào thải nồng độ cồn trong máu: T=C:0,015.
Theo như ví dụ trên thì T được tính như sau: T=C:0,015=0,04641:0,015=3 giờ. Có nghĩa là với nam giới uống 440ml bia có nồng độ cồn 5% thì cần khoảng 3 giờ nghỉ ngơi mới được phép lái xe để không bị phạt.
Cách tính đơn vị cồn trong thức uống
Theo hướng dẫn tại khoản 1 Phần I ban hành kèm quyết định 4946/QĐ-BYT ngày 26/11/2020:
Đơn vị cồn là đơn vị đo lường dùng để quy đổi rượu, bia, đồ uống có độ cồn khác nhau về cùng một lượng cồn nguyên chất. Một đơn vị cồn tương đương với 10 gam cồn nguyên chất trong dung dịch uống.
Công thức tính đơn vị cồn trong rượu bia như sau:
Cồn nguyên chất (gam) = Dung tích(ml) x Nồng độ (%) x 0,79 (hệ số quy đổi)
Và 1 đơn vị cồn = 10 gam cồn nguyên chất
Ví dụ: Một chai rượu có nồng độ cồn là 12% và có dung tích là 360ml thì có đơn vị cồn là:
360(ml) x 12% x 0,79 = 34,128 (gam), tương đương với 3,4 đơn vị cồn
Công thức tính đơn vị cồn để nhằm tính toán nồng độ cồn trong máu và khí thở theo như quy định về mức xử lý hành chính nêu trên.
Mức phạt nồng độ cồn mới nhất
Như đã nói ở trên thì khi người sử dụng rượu bia hoặc các chất khác dẫn đến việc có nồng độ cồn trong máu cao hơn so với định mức cho phép thì dễ gây bị mất tự chủ hành vi, vậy nên trong trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông đã có nồng độ cồn trong máu cao thì dễ khiến người điều khiển gây tai nạn giao thông, từ đó gây nhiều thiệt hại về cả sức khỏe tính mạng con người lẫn vật chất.
Hiện hành, mức phạt nồng độ cồn khi lái xe được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) cụ thể như sau:
Mức phạt nồng độ cồn với xe máy
Nồng độ cồn | Mức tiền | Phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 6) | Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6) |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 7 Điều 6) | Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6) |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm e Khoản 8 Điều 6) | Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6) |
Mức phạt nồng độ cồn với ô tô
Nồng độ cồn | Mức tiền | Phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 5) | Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5) |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm c Khoản 8 Điều 5) | Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm g Khoản 11 Điều 5) |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10 Điều 5) | Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm h Khoản 11 Điều 5) |
Mức phạt nồng độ cồn năm 2023 với xe đạp
Nồng độ cồn | Mức tiền | Phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng. (Điểm q Khoản 1 Điều 8) | – |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng. (Điểm e Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) | – |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng. (Điểm c Khoản 4 Điều 8) | – |
Mức phạt nồng độ cồn với máy kéo, xe máy chuyên dùng
Nồng độ cồn | Mức tiền | Phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 7) | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm d Khoản 10 Điều 7) |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm b Khoản 7 Điều 7) | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 7) |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm a Khoản 9 Điều 7) | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 7) |
Quy định về việc giữ xe khi vi phạm nồng độ cồn
Việc điều khiển phương tiện tham gia giao thông với nồng độ cồn quá cao là một trong những hành vi vi phạm pháp luật giao thông đã được quy định rõ ràng và cụ thể. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền và có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung.
Giữ xe (Tạm giữ phương tiện) là một hình thức xử phạt được quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, theo đó hình thức xử phạt này được áp dụng trong các trường hợp sau:
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
Trong đó:
- Khoản 6 quy định: Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.
- Khoản 10 quy định: Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 82 Nghị định 100 quy định: Khi điều khiển phương tiện có nồng độ cồn trong hơi thở thì người vi phạm có thể bị giữ xe đến 07 ngày.
Nên Vi phạm nồng độ cồn có thể bị giữ xe. Tuy nhiên nếu các bạn đáp ứng được các điều kiện tại khoản 10 nói trên thì các bạn có thể được tự giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Lưu ý: Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mời bạn xem thêm:
- Những điều cảnh sát giao thông không được làm khi dừng xe?
- Cảnh sát giao thông được dừng xe trong trường hợp nào?
- Tụ tập xem cảnh sát 141 thổi nồng độ cồn bị xử lý thế nào?
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về vấn đề ” Mức phạt nồng độ cồn mới nhất”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc, vướng mắc xin vui lòng gửi đến Luatsugiaothong.com để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Câu hỏi thường gặp
– Theo điểm e, khoản 4, điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
– Theo điểm a Khoản 5, điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng; Đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.
Đối với xe máy:
Theo điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 100 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có một trong các hành vi sau:
– Điều khiển xe không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển.
– Điều khiển xe có gương chiếu hậu nhưng không có tác dụng.
Đối với ô tô:
Theo điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng đối với người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô có một trong các hành vi sau:
– Điều khiển xe không có đủ gương chiếu hậu.
– Điều khiển xe có gương chiếu hậu nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế.