Những điều CSGT không được làm khi dừng xe

Thông tin tác giả | Tham khảo

Xin chào Luật sư, ngày 10/10/2023 vừa qua tôi đang lưu thông trên đường thì bị cảnh sát giao thông vẫy vào và yêu cầu dừng xe, khi vừa dừng xe để tấp vào lề thì anh CSGT có rút chìa khóa xe của tôi, và yêu cầu tôi xuất trình giấy tờ xe. Vậy luật sư cho tôi hỏi: Cảnh sát giao thông tự ý rút chìa khóa xe của tôi như vậy có đúng theo định của pháp luật hay không? Và những điều CSGT không được làm khi dừng xe của công dân là gì? Rất mong nhận được sự phản hồi của luật sư. Tôi xin cảm ơn

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Luatsugiaothong.com. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn thông qua bài viết dưới đây:

Quy định các yêu cầu đối với CSGT khi đang thực hiện nhiệm vụ xử phạt

Ngoài những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát thì pháp luật còn đưa ra những yêu cầu đối với cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm xử phạt hành chính về giao thông đường bộ cần phải đáp ứng đó là:

Theo Điều 3 Thông tư 65/2020/TT-BCA thì khi thực hiện nhiệm vụ xử phạt hành chính về giao thông đường bộ cần đáp ứng các yêu cầu sau:

– Thực hiện đúng quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, xử lý vi phạm hành chính, Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Thực hiện đúng, đầy đủ, có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công theo quy định của pháp luật, kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và Điều lệnh Công an nhân dân.

– Khi tiếp xúc với Nhân dân và người có hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, phải có tác phong, thái độ, văn hóa ứng xử đúng mực và phù hợp.

– Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định.

– Bảo đảm các yêu cầu, quy định khác của Bộ Công an.

Những điều CSGT không được làm khi dừng xe

Luật sư giao thông đã nhận rất nhiều câu hỏi tương tự như vấn đề độc giả đã thắc mắc ở trên như: CSGT có được tự ý rút chìa khóa xe không?; Có được tự ý kiểm tra cốp xe hay không?; Có được lục lọi trang phục của người vi phạm hay không?….Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê ra một số điều mà CSGT không được làm khi dừng xe người vi phạm:

Không được tự ý dừng xe người đi đường

CSGT không được tự ý dừng xe người đi đường khi không vi phạm, Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA, CSGT khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát chỉ được phép dừng xe người đi đường trong 04 trường hợp sau:

1 – Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

2 – Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội đã được ban hành.

3 – Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; của cơ quan chức năng về dừng phương tiện để kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các vi phạm pháp luật khác.

4 – Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và xe tham gia giao thông.

Như vậy, ngoài các trường hợp đã nêu, CSGT không được tùy tiện yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe.

Không được rút chìa khóa xe của người vi phạm

Để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như của nhiều độc giả thì theo điều 8 Thông tư 32/2023/TT-BCA nêu rõ quyền hạn của CSGT trong hoạt động tuần tra, kiểm soát giao thông như sau:

1 – Được dừng các phương tiện.

2 – Được áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm về giao thông, trật tự xã hội và các vi phạm pháp luật khác.

Trong đó, các biện pháp ngăn chặn hành vi hành chính được quy định tại Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính gồm: Tạm giữ người; áp giải; tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề; khám người; khám phương tiện, đồ vật; khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện; quản lý người nước ngoài vi phạm trong thời gian làm thủ tục trục xuất;…

3 – Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc giao thông.

4 – Được trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ.

5 – Được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường, phân lại luồng, tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện khi xảy ra ách tắc, tai nạn giao thông…

6 – Thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân.

Vậy theo quy định của pháp luật thì việc rút chìa khóa xe của người tham gia giao thông không thuộc quyền hạn của lực lượng CSGT.

Do đó, CSGT khi yêu cầu dừng xe không được phép tự ý rút chìa khóa của người tham gia giao thông, dù họ có thực sự vi phạm hay không.

Không được tự ý khám người và phương tiện giao thông

Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 65/2020/TT-BCA, khi dừng xe để kiểm soát việc thực hiện các quy định về giao thông, CSGT được kiểm tra các nội dung sau:

  • Kiểm tra giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện
  • Kiểm tra điều kiện tham gia giao thông của phương tiện:

CSGT thực hiện kiểm soát hình dáng, kích thước bên ngoài, màu sơn, biển số và hai bên thành xe; điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

  • Kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn vận tải đường bộ:

CSGT kiểm tra tính hợp pháp của hàng hoá, chủng loại, khối lượng, số lượng, quy cách, kích thước; đồ vật; số người thực tế chở trên xe và các biện pháp bảo đảm an toàn.

  • Kiểm soát nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Theo đó, CSGT có quyền yêu cầu người điều khiển phương tiện xuất trình giấy tờ, kiểm tra các điều kiện về hình thức của phương tiện nhưng không được tùy tiện khám người, phương tiện.

Bởi theo khoản 1 Điều 127 và khoản 1 Điều 128 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, việc khám người, khám phương tiện chỉ được phép tiến hành khi có căn cứ cho rằng:

  • Người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.
  • Trong ph

 Không được nhận tiền của người vi phạm

Khi xử lý vi phạm hành chính, khoản 2 Điều 22 Nghị định 19/2020/NĐ-CP nghiêm cấm hành vi sau:

  1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính.

Theo đó, khi yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe để xử phạt vi phạm, CSGT không được lợi dụng chức vụ để sách nhiễu, đòi, nhận tiền của người dân.

Nếu vi phạm quy định này mà bị phát hiện, chiến sĩ CSGT đã nhận tiền của người vi phạm giao thông có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất là buộc thôi việc.

Không những vậy, CSGT nhận tiền của người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội nhận hối lộ theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự. Mức phạt thấp nhất với tội này là từ 02 – 07 năm tù.

Lưu ý: Trường hợp duy nhất CSGT được nhận tiền từ người vi phạm là khi thu tiền phạt tại chỗ đối với các lỗi vi phạm có mức phạt tiền từ 250.000 đồng trở xuống đối với cá nhân hoặc từ 500.000 đồng trở xuống đối với tổ chức

Không được truy đuổi người vi phạm

Theo khoản 2 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA, CSGT có quyền yêu cầu người đi đường dừng xe nhưng phải bảo đảm an toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông.

Tuy nhiên, việc có cho phép CSGT truy đuổi người vi phạm hay không thì hiện Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và các văn bản pháp luật liên quan đều chưa có quy định cụ thể.

Việc truy đuổi thường chỉ diễn ra trong trường hợp truy đuổi tội phạm hoặc khi có hành vi vi phạm nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của những người tham gia giao thông khác.

Thực tế có không ít trường hợp CSGT truy đuổi người vi phạm dẫn tới xảy ra tai nạn giao thông nên một số địa phương đã có những quy định trong ngành, nội bộ CSGT không nên truy đuổi người vi phạm giao thông.

Trong trường hợp vi phạm hành chính đơn thuần, CSGT có thể áp dụng các biện pháp khác để xử lý người vi phạm bỏ chạy như: Thông báo đến tổ tuần tra đang chốt chặn phía trước; ghi lại biển số hoặc thông qua camera giám sát để phạt nguội

Mời bạn xem thêm:

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc của độc giả về vấn đề “Những điều CSGT không được làm khi dừng xe”. Nếu có những vướng mắc, thắc mắc cần giải đáp hãy liên hệ ngay tới Luatsugiaothong.com để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé!

Câu hỏi thường gặp

Người dân có được kiểm tra chuyên đề của CSGT không?

Người dân không thể yêu cầu xem trực tiếp chuyên đề từ CSGT nhưng người dân hoàn toàn có quyền xem kế hoạch tuần tra, kiểm soát, chuyên đề của CSGT thông qua các hình thức công khai như: đăng công báo; niêm yết tại trụ sở cơ quan công an, công khai trên phương tiện thông tin đại chúng; …. mời bạn tham khảo chi tiết tại Điều 6 Thông tư 67/2019/TT-BCA

Không vi phạm giao thông, CSGT có được quyền dừng xe không?

Câu trả lời là CÓ.  CSGT được yêu cầu dừng xe để kiểm tra dù người tham gia giao thông không có lỗi nhưng nếu muốn xử phạt thì CSGT phải chứng minh được lỗi vi phạm của người tham gia giao thông (theo Điều 3 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).


5/5 - (1 vote)

Bài viết này có giúp ích cho bạn?

Registration confirmation will be emailed to you.