Trách nhiệm của cảnh sát với xe bị tạm giữ

Thông tin tác giả | Tham khảo

Xin chào Luật sư: 7 ngày trước tôi có bị CSGT giao thông bắt về hành vi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe máy, do chưa có bằng lái xe nên tôi bị CSGT lập biên bản tạm giữ xe máy. Trước khi bị tạm giữ xe, chiếc xe của tôi vẫn còn mới nguyên; sau khi nộp tiền bảo lãnh để lấy xe về thì tôi thấy xe của tôi đã bị trộm mất phụ tùng ngoài ra còn bị bong tróc sơn; chị phí sửa chữa lên tới 11 triệu đồng. Luật sư cho tôi hỏi về phía cơ quan có phải bồi thường khi xe bị tạm giữ bị hư hỏng không? Trách nhiệm của cảnh sát với xe bị tạm giữ như thế nào? Rất mong nhận được sự phản hồi của Luật sư

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chúng tôi, cũng có rất nhiều người chia sẻ trải nghiệm tương tự, khi nhận lại xe sau thời gian tạm giữ thì “không còn hình hài cái xe”. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn thông qua bài viết dưới đây nhé!

Quy định về tạm giữ xe và phí trông xe

Khoản 8 điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 của Quốc hội quy định thời hạn tạm giữ phương tiện như sau:

8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

Theo khoản 7 điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định:

7. Người có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ chỉ phải trả chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện và các khoản chi phí khác trong thời gian tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại khoản 8 Điều 125 của Luật này.

Không thu phí lưu kho, phí bến bãi và phí bảo quản trong thời gian tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện.

Chính phủ quy định chi tiết về mức phí tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại Điều 125 của Luật này.”

  • Trường hợp đối tượng nộp phí là người bị tạm giữ phương tiện do vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT):
Nội dung thuĐơn vị tínhMức thu
– Xe máy, xe lamđồng/xe/ngày đêm8.000
– Xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện, xe xích lôđồng/xe/ngày đêm5.000
– Xe đến 9 ghế ngồi và xe tải từ 2 tấn trở xuốngđồng/xe/ngày đêm70.000
– Xe từ 10 ghế ngồi trở lên và xe tải trên 2 tấn trở lênđồng/xe/ngày đêm90.000

Trách nhiệm của cảnh sát với xe bị tạm giữ

Theo khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính: Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó.

Như vậy, khi tạm giữ phương tiện thì bắt buộc cán bộ thực hiện thủ tục tạm giữ phải lập biên bản tạm giữ, biên bản tạm giữ phương tiện phải ghi rõ tình trạng phương tiện. Biên bản phải có chủ phương tiện ký, người lập biên bản, người làm chứng nhằm đảm bảo biên bản tạm giữ phải khách quan, minh bạch và công khai, để đảm bảo sau khi chủ phương tiện nhận lại phương tiện thì đúng như hiện trạng ban đầu khi chủ xe bàn giao nhằm tạm giữ phương tiện, luật sư nêu.

Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế, cơ quan quản lý phương tiện sẽ phải bồi thường.

Điều 10 Nghị định 115/2013/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu có các quyền sau:

1. Khiếu nại, tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2. Kiểm tra trước khi nhận lại tang vật, phương tiện khi hết thời hạn bị tạm giữ.

3. Yêu cầu cán bộ quản lý lập biên bản về việc tài sản trong thời gian tạm giữ bị mất, đánh tráo, hư hỏng, thiếu hụt và yêu cầu cơ quan quản lý tang vật, phương tiện bồi thường theo quy định của pháp luật. Về nguyên tắc, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường (bằng tiền hoặc bằng hiện vật)”.

Với các quy định nêu trên, khi phát hiện phương tiện bị tạm giữ của mình bị hư hỏng, luật sư Hải khẳng định, anh Phước có quyền yêu cầu người bàn giao xe lập biên bản hiện trạng xe tại thời điểm đó, đối chiếu với tình trạng xe lúc bàn giao trong biên bản tạm giữ làm căn cứ xác định thiệt hại.

Nếu những hư hỏng đã có trước khi xe bị tạm giữ (được ghi nhận trong biên bản) hoặc là những hao mòn tự nhiên, lỗi kỹ thuật đặc hữu, cơ quan có thẩm quyền sẽ không có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại đó

Cảnh sát giao thông có phải bồi thường khi xe bị tạm giữ bị hư hỏng không? 

Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 138/2021/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ như sau:

Trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ

  1. Người lập biên bản tạm giữ có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ cho đến khi bàn giao tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ cho người quản lý, bảo quản.
  2. Người ra quyết định tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ. Trường hợp tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bị mất, bán trái quy định, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
  3. Người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ có trách nhiệm trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ. Trường hợp tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bị mất, bán trái quy định, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định tạm giữ, tịch thu về việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.

    Như vậy, cảnh sát giao thông lập biên bản tạm giữ, ra quyết định tạm giữ xe vi phạm luật giao thông có trách nhiệm quản lý, bảo quản xe bị tạm giữ cho đến khi bàn giao phương tiện cho chủ xe. Xe bị tạm giữ bị hư hỏng, mất linh kiện thì cảnh sát ra quyết định tạm giữ chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trường hợp cảnh sát giao thông giao cho người quản lý, bảo quản xe bị tạm giữ thì người đó có trách nhiệm trực tiếp quản lý, bảo quản. Nếu xe bị tạm giữ bị hư hỏng, mất linh kiện thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cảnh sát giao thông quyết định tạm giữ xe bị tạm giữ.

Mời bạn xem thêm:

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về vấn đề ” Trách nhiệm của cảnh sát với xe bị tạm giữ”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc, vướng mắc xin vui lòng gửi đến Luatsugiaothong.com để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Cảnh sát cơ động có được tạm giữ xe không?

Câu trả lời là KHÔNG. Điều 125 VBHN số 09/VBHN-VPQH quy định: “Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính“. Chương II Phần thứ hai của VBHN số 09 không có quy định về chủ thể là cảnh sát cơ động, điều đó có nghĩa là cảnh sát cơ động không có quyền tạm giữ phương tiện Vì vậy, theo Điều 125 VBHN số 09, Cảnh sát cơ động không có quyền tạm giữ xe.

Những lỗi vi phạm giao thông bị tạm giữ xe máy?

(1) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
(2) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
(3) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
(4) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe.
(5) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị.
(6) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh.
(7) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.
(8) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
(9) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
(10) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
(11) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
(12) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.
(13) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.
(14) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.
(15) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.
(16) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng;
(17) Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
(18) Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

5/5 - (1 vote)

Bài viết này có giúp ích cho bạn?

Registration confirmation will be emailed to you.