Tình trạng tai nạn giao thông tại nước ta hiện nay đang tăng cao khi mà môi trường giao thông đang ngày càng xuất hiện nhiều loại phương tiện tham gia giao thông. Những vụ tai nạn giao thông này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều dẫn đến hậu quả khá nghiêm trọng, khi đó thì người điều khiển phương tiện giao thông sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, đặc biệt là trong trường hợp gây tai nạn dẫn đến chết người. Vậy “Trường hợp không bị khởi tố khi gây tai nạn chết người” là khi nào?. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây của Luật sư Giao thông nhé.
Xử lý hành vi gây tai nạn chết người
Để tạo nên một môi trường tham gia giao thông lành mạnh, ít vụ việc vi phạm cũng như tai nạn giao thông thì trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của tất cả mọi người tham gia giao thông, khi đó mỗi chủ thể khác nhau như người dân, lực lượng chức năng, người tham gia giao thông sẽ có những trách nhiệm riêng.
Theo quy định tại Điều 4 Luật giao thông đường bộ năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của tất cả mọi người, đặc biệt là người tham gia giao thông.
Trong đó, người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ. Những người này phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác.
Khi xảy ra tai nạn, dẫn đến hậu quả thì người điều khiển phương tiện giao thông phải có trách nhiệm trước pháp luật. Đặc biệt, khi tham gia giao thông mà gây tai nạn dẫn đến chết người sẽ phải chịu các chế tài sau:
Về trách nhiệm hình sự
Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Theo đó, người điều khiển phương tiện giao thông mà gây tai nạn dẫn đến chết người sẽ bị xử lý như sau:
- Bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ dẫn đến làm chết người;
- Bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm đối với người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ dẫn đến làm chết 02 người;
- Bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ dẫn đến làm chết 03 người.
Như vậy, trong trường hợp gây tai nạn dẫn đến chết người khi vi phạm giao thông thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 10 năm. Nghiêm trọng hơn có thể bị phạt tù đến 15 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Về trách nhiệm dân sự
Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
- Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác;
- Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác;
- Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.
Như vậy khi người đó gây tai nạn cho mẹ bạn thì phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định tại Điều 591 Bộ luật dân sự năm 2015. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm theo Điều 591 bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường các thiệt hại đã liệt kê bên trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Trường hợp không bị khởi tố khi gây tai nạn chết người
Trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông mà hậu quả xảy ra nghiêm trọng thậm chí thiệt hại về mạng người thì sẽ bị xử lý theo các quy định như đã phân tích ở trên, khi đó người gây tai nạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp người gây tai nạn chết người nhưng không bị khởi tố. Vậy thì đó là những trường hợp nào?, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.
Nếu có dấu hiệu “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng cho người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 260 Bộ luật hình sự 2015. Việc có truy cứu trách nhiệm hình sự hay không cần phải đợi kết quả điều tra của Cơ quan điều tra sau khi xem xét, thu thập chứng cứ, lỗi vi phạm phải là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.
Theo quy định của pháp luật hình sự, người tham gia giao thông chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu:
- Không chấp hành quy định về an toàn giao thông;
- Gây ra hậu quả chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Bộ luật Hình sự.
Do đó, nếu chỉ gây hậu quả chết người nhưng không vi phạm quy định giao thông như: đi đúng phần đường, đúng tốc độ… chấp hành đúng Luật giao thông đường bộ thì sẽ không bị khởi tố để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vì vậy, khi tòa án xét xử nếu cơ quan điều tra không thể chứng minh người gây tai nạn không có lỗi khi tham gia giao thông hoặc lỗi đó không phải là nguyên nhân gây ra tai nạn thì không phạm tội theo Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 và chỉ tiến hành phần bồi thường dân sự, không bị khởi tố.
Quy trình giải quyết tai nạn giao thông
Tai nạn giao thông là điều mà khôgn ai mong muốn kể cả người tham gia giao thông hay bên phía cơ quan chức năng. Trong trùng hợp khôgn may xảy ra các vụ tai nạ giao thông mang tính nghiêm trọng thì sẽ cần phải có sự tham gia giải quyết của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy trình đã được pháp luật quy định cụ thể.
Điều 19 Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định về thủ tục giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ như sau:
Căn cứ vào hồ sơ, tài liệu của hoạt động điều tra, xác minh, cán bộ Cảnh sát giao thông báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền để giải quyết vụ tai nạn giao thông như sau:
– Mời các bên liên quan hoặc đại diện hợp pháp của họ đến trụ sở đơn vị:
+ Mời các bên liên quan hoặc đại diện hợp pháp của họ đến trụ sở đơn vị để thông báo kết quả điều tra, xác minh (kết luận nguyên nhân, diễn biến vụ tai nạn giao thông, xác định lỗi của những người có liên quan trong vụ tai nạn giao thông và hình thức xử lý vi phạm hành chính);
+ Lập Biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông;
+ Lập Biên bản vi phạm hành chính (nếu có);
+ Nếu một trong các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông vắng mặt có lý do chính đáng, thì phải lập biên bản ghi nhận việc vắng mặt và hẹn thời gian đến giải quyết.
– Báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).
– Cho các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông tự giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự tại trụ sở cơ quan, đơn vị. Trường hợp các bên liên quan trong vụ tai nạn giao thông không tự thỏa thuận giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự thì phải lập biên bản, đồng thời hướng dẫn các bên liên hệ với Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
– Sau khi hoàn thành việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông, cán bộ Cảnh sát giao thông thụ lý hoàn chỉnh hồ sơ và báo cáo lãnh đạo đơn vị kết thúc việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo tai nạn giao thông đường bộ, lưu hồ sơ theo quy định của Bộ Công an và pháp luật có liên quan.
– Kết thúc việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông, nếu cơ quan, đơn vị thụ lý vụ tai nạn giao thông phát hiện những tồn tại, bất cập, thiếu sót trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hạ tầng giao thông, tổ chức giao thông, việc quản lý người điều khiển phương tiện, quản lý phương tiện thì có văn bản kiến nghị với cơ quan quản lý, ngành chủ quản để có biện pháp khắc phục.
Mời bạn xem thêm:
- Những điều cảnh sát giao thông không được làm khi dừng xe?
- Cảnh sát giao thông được dừng xe trong trường hợp nào?
- Tụ tập xem cảnh sát 141 thổi nồng độ cồn bị xử lý thế nào?
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về vấn đề ”Trường hợp không bị khởi tố khi gây tai nạn chết người ”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc, vướng mắc xin vui lòng gửi đến Luatsugiaothong.com để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Câu hỏi thường gặp
Khoản 2 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định nếu thuộc các trường hợp dưới đây sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
Do sự kiện bất khả kháng (là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép);
Hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.
Do đó dù gây tai nạn dẫn đến hậu quả chết người nhưng nếu có căn cứ chứng minh thuộc một trong hai trường hợp nêu trên thì sẽ không phải bồi thường thiệt hại.
Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 63/2020/TT-BCA thì thời hạn để điều tra, xác minh và giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ được quy định như sau:
– Nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông thì Cảnh sát giao thông phải tiến hành điều tra, xác minh, giải quyết trong thời hạn 07 ngày;
– Trường hợp vụ tai nạn giao thông có nhiều tình tiết phức tạp cần xác minh thêm thì có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông;
– Trường hợp phải thông qua giám định chuyên môn hoặc cần phải có thêm thời gian để xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
– Khi kết thúc thời hạn điều tra, xác minh thì lực lượng Cảnh sát giao thông phải ra Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông và tiến hành xử lý theo quy định pháp luật hành chính.
Như vậy, đối với vụ tai nạn giao thông bình thường thì thời hạn điều tra sẽ là 07 ngày, trong một số trường hợp vụ việc phức tạo thì có thể lâu hơn nhưng không được quá 30 ngày.