Hiện nay số lượng dân số ngày càng đông nên việc tham gia giao thông của người dân ngày càng lớn, dẫn đến nhiều vấn đề bất cập trong việc tham gia giao thông. Đứng trước tình trạng đó nên yêu cầu về việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông ngày càng được nâng cao và siết chặt. Vậy nên việc tuần tra và kiểm soát giao thông đã được đưa ra, đặc biệt là tại những khu vực tập trung đông dân cư sinh sống. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng được phép tuần tra mà việc tuần tra và xử phạt này cũng cần tuân thủ theo quy định của pháp luật. Vậy thì “Tổ tuần tra giao thông gồm mấy người”?. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời cho vấn đề này qua bài viết dưới đây của Luật sư giao thông nhé.
Quy định về hoạt động tuần tra giao thông
Ta có thể hiểu rằng việc tuần tra giao thông là hoạt động của các cán bộ Cảnh sát giao thông đã được phân công theo nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền để nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giúp tạo một môi trường tham gia giao thông an toàn và lành mạnh để người dân có thể yên tâm hơn khi tham gia giao thông.
Theo Thông tư số 32/2023/TT-BCA, nội dung tuần tra của CSGT bao gồm:
– Quan sát, nắm tình hình trật tự, an toàn giao thông trên tuyến giao thông đường bộ; phòng ngừa vi phạm, tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông; duy trì trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
– Phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác theo quy định;
– Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, an ninh, trật tự trên tuyến giao thông đường bộ;
– Giúp đỡ, hỗ trợ người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi cần thiết;
– Thực hiện các nội dung công tác khác được cấp có thẩm quyền giao theo quy định.
Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát
– Tuân thủ các quy định của pháp luật và mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đã được cấp có thẩm quyền ban hành.
– Tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi tuyến đường, địa bàn được phân công.
– Phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.
– Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
– Trực tiếp, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên các tuyến giao thông đường bộ. Tham gia phòng, chống khủng bố, chống biểu tình gây rối; phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn; cứu nạn, cứu hộ trên các tuyến giao thông đường bộ theo quy định.
– Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thực hiện các nhiệm vụ:
+ Phát hiện những sơ hở, thiếu sót, bất cập trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và giao thông đường bộ để báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục kịp thời;
+ Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
Tổ tuần tra giao thông gồm mấy người?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì để công tác tuần tra kiểm soát giao thông được đảm bảo hiệu quả thì thong thường các đơn vị cảnh sát giao thông thường chia các cán bộ Cảnh sát giao thành các tổ tuần tra theo quy định cụ thể của pháp luật. Hiện nay vẫn có nhiều người thường lầm tưởng rằng tổ tuần tra, kiểm soát giao thông bắt buộc phải có từ hai người trở lên.
Tuy nhiên theo quy định hiện hành, không phải mọi trường hợp dừng xe xử lý vi phạm đều phải có trên hai người.
Hiện nay, Thông tư 32/2023/TT-BCA của Bộ Công an không có điều khoản nào quy định về số lượng thành viên để thành lập tổ tuần tra, kiểm soát giao thông. Điều đó đồng nghĩa, tổ công tác của CSGT sẽ không quy định số lượng. Nhưng thông thường có thể có 1 CSGT hoặc 3 CSGT.
Quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát
– Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện giao thông) theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan. Kiểm soát người và phương tiện giao thông, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về an toàn vận tải đường bộ.
– Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định.
– Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, cán bộ Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó theo quy định của Luật Công an nhân dân. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản.
– Được trang bị, sử dụng phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ; phương tiện thông tin liên lạc; phương tiện kỹ thuật khác theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020); Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; quy định khác của pháp luật có liên quan và của Bộ Công an.
– Được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện giao thông khi có tình huống ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông hoặc khi có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
– Thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
Xử lý vi phạm trong khi tuần tra kiểm soát
Câu hỏi: Chào luật sư, hôm trước lúc cả nhà không để ý thì em trai tôi có lấy xe của tôi để mang đi chơi và lúc về thì có nói là bị đội cảnh sát giao thông đang tiến hành tuần tra bắt và bị phạt vì tội không có bằng lái xe, lúc đó thì nó có bị lập biên bản vi phạm và được yêu cầu phải nộp phạt 500 nghìn đồng nhưng do không có tiền nộp phạt luôn nên đã bị giữ xe. Khi về thì cả nhà mới biết và đi nộp phạt để lấy xe. Luật sư cho tôi hỏi là đội tuần tra kiểm soát thì có thẩm quyền xử lý vi phạm trong khi tuần tr như thế nào ạ?.
Việc xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các quy định sau đây:
– Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản, cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ theo quy định. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm (sau đây gọi chung là người vi phạm) chưa thi hành ngay quyết định xử phạt thì tạm giữ giấy tờ có liên quan theo quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và điểm d khoản 2 Điều 21 Thông tư này để bảo đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
– Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản
+ Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc trường hợp xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định. Biên bản vi phạm hành chính được lập bằng mẫu in sẵn hoặc lập trên Hệ thống cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính;
+ Khi lập xong biên bản vi phạm hành chính, cán bộ lập biên bản đọc lại cho những người có tên trong biên bản cùng nghe; hướng dẫn quyền, thời hạn giải trình về vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức có quyền giải trình theo quy định tại Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020); đề nghị người vi phạm cung cấp số điện thoại liên hệ (nếu có) để nhận thông tin xử phạt thông qua Cổng dịch vụ công Quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an; ký vào biên bản (trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ), trừ trường hợp biên bản được lập theo quy định tại khoản 7 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020). Trường hợp có người chứng kiến, người phiên dịch, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì những người này cùng phải ký vào biên bản; biên bản vi phạm hành chính gồm nhiều trang, thì phải ký vào từng trang biên bản;
+ Trường hợp người vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký, điểm chỉ vào biên bản hoặc có mặt nhưng từ chối ký, điểm chỉ vào biên bản hoặc trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm thì Tổ trưởng Tổ Cảnh sát giao thông mời đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc ít nhất 01 người chứng kiến ký vào biên bản xác nhận việc người vi phạm không ký, điểm chỉ vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì cán bộ Cảnh sát giao thông phải ghi rõ lý do vào biên bản. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi nhận vụ việc và phải báo cáo thủ trưởng đơn vị bằng văn bản để làm cơ sở cho người có thẩm quyền xem xét, quyết định xử phạt;
+ Việc giao biên bản vi phạm hành chính cho người vi phạm thực hiện theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (sau đây viết gọn là Nghị định số 118/2021/NĐ-CP).
Mời bạn xem thêm:
- Trách nhiệm của cảnh sát với xe bị tạm giữ
- Đăng ký xe nơi mình tạm trú được không?
- Những điều CSGT không được làm khi dừng xe
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tổ tuần tra giao thông gồm mấy người“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Nếu còn vướng mắc trong quá trình tìm hiểu bài viết và những thông tin pháp lý liên quan, bạn có thể liên hệ đến chúng tôi – Luật sư X để được giải đáp.
Câu hỏi thường gặp:
Hình thức tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông theo Điều 9 Thông tư 65/2020/TT-BCA như sau:
* Tuần tra, kiểm soát cơ động:
Cảnh sát giao thông di chuyển trên tuyến, địa bàn được phân công bằng phương tiện giao thông hoặc đi bộ thực hiện tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trực tiếp giám sát;
Hoặc thông qua sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
* Kiểm soát tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc tại một điểm trên đường giao thông:
– Cảnh sát giao thông tổ chức lực lượng tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc tại một điểm trên đường giao thông theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện:
+ Tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ;
+ Kiểm soát, xử lý vi phạm thực hiện cao điểm tuần tra, kiểm soát;
+ Kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề;
+ Kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;
+ Phối hợp với các đơn vị, cơ quan liên quan phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Thực hiện những nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
– Tại Trạm Cảnh sát giao thông, lắp đặt, sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi hình khu vực kiểm soát.
Tại một điểm trên đường giao thông, lựa chọn địa điểm, mặt đường rộng, thoáng, không che khuất tầm nhìn và đúng quy định của pháp luật. Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm phải có đèn chiếu sáng và bảo đảm đủ ánh sáng.
* Tuần tra, kiểm soát cơ động kết hợp với kiểm soát tại một điểm hoặc tại Trạm Cảnh sát giao thông:
Khi tuần tra, kiểm soát cơ động được kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc khi kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông được tuần tra, kiểm soát cơ động nhưng phải ghi rõ trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đầu tiên, tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 01/2016/TT-BCA (đã hết hiệu lực) quy định về việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang như sau:
Tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang
…
3. Điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang
a) Phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được người có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này phê duyệt. Nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương pháp thực hiện, lực lượng, phương thức liên lạc, thời gian, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để tuần tra, kiểm soát;
b) Tổ tuần tra, kiểm soát phải bố trí một bộ phận cán bộ trong Tổ để hóa trang (mặc thường phục) thực hiện nhiệm vụ giám sát tình hình trật tự giao thông, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật;
Bộ phận hóa trang và bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai trong một Tổ tuần tra, kiểm soát phải giữ một khoảng cách thích hợp bảo đảm việc xử lý vi phạm kịp thời, đúng pháp luật;
c) Nghiêm cấm lạm dụng việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang để sách nhiễu, gây phiền hà, làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Như vậy, có thể thấy việc Cảnh sát giao thông đi tuần tra và kết hợp với một cán bộ hóa trang trong tổ thì trong trường hợp này phải trong tổ tuần tra phải có ít nhất 02 người trở lên nhưng đã hết hiệu lực.
Hiện tại, Thông tư 01/2016/TT-BCA đã được thay thế bằng Thông tư 65/2020/TT-BCA.
Tuy nhiên, Thông tư 65/2020/TT-BCA không có Điều khoản nào quy định về số lượng thành viên để thành lập tổ tuần tra, kiểm soát giao thông.
Chính vì vậy, không bắt buộc đội tuần tra Cảnh sát giao thông phải có từ 02 người trở lên.